#: locale=en ## Tour ### Description ### Title tour.name = Liên hoan phim lần thứ 22 ## Skin ### Button Button_666B2D11_2AAE_5EA7_4198_1C7596691FC9.label = THAM QUAN Button_666B2D11_2AAE_5EA7_4198_1C7596691FC9_mobile.label = THAM QUAN ### Multiline Text HTMLText_66714907_2ABE_C6AB_41B9_06D16C25DC59.html =
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO
HTMLText_66714907_2ABE_C6AB_41B9_06D16C25DC59_mobile.html =
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO
HTMLText_79097A92_2AE9_DBAA_41A9_5D21F0D999B4.html =
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
CỤC ĐIỆN ẢNH
HTMLText_79097A92_2AE9_DBAA_41A9_5D21F0D999B4_mobile.html =
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
CỤC ĐIỆN ẢNH
HTMLText_C80788A1_D77A_43B7_41D1_D178833A351D.html =


Nàng thơ xứ Huế


Công ty Namcito Creative (Việt Nam) và Công ty Furmo DT (Hàn Quốc) - 2019.


Đạo diễn: Bảo Nhân – Namcito


------------------------------------------------------
“Nàng thơ xứ Huế” giới thiệu văn hóa Huế, đưa Huế vào điện ảnh với góc nhìn mới mẻ hơn để quảng bá, giới thiệu cho khán giả một vùng đất vừa cổ kính vừa hiện đại. Đây là Series chương trình nhằm giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, ẩm thực, du lịch và phong cách sống của con người xứ Huế. Phim được quay tại làng cổ Phước Tích - Phong Điền, ngôi vườn nổi tiếng An Hiên, “thủ  phủ” các loại bánh mứt  Kim Long, các vườn thiền thơ mộng ở xứ Huế
HTMLText_C814F4DA_D77A_438A_41D5_D557CAB0AA16.html =


Em và Trịnh


Galaxy M&E - 2020


Biên kịch: Phan Gia Nhật Linh - Nguyễn Thái Hà - Bình Bồng Bột
Đạo diễn: Phan Gia Nhật Linh
Giám đốc hình ảnh: Nguyễn Vinh Phúc - Dominic Pereira
Nhạc sĩ: Đức Trí
Diễn viên: Avin Lu - Trần Lực - Phạm Nguyễn Lan Thy -
Hoàng Hà - Phạm Nhật Linh


--------------------------------------------------------------
Lấy bối cảnh Huế những năm 60, phim là câu chuyện xoay quanh cuộc đời Trịnh Công Sơn, từ thời trẻ đến trung niên. Phim được quay ở nhiều nơi như Đà Lạt, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Huế. Ở Huế, bối cảnh phim tập trung nhiều nhất trên đường Nguyễn Trường Tộ, nơi có gác Trịnh, con đường với hàng xà cừ cổ thụ thơ mộng, cầu Phủ Cam... Bên cạnh đó, cầu Tràng Tiền, Đại nội Huế, Ga Huế, chùa Linh Mụ, Trường Đại học Sư phạm Huế, Cao đẳng Công nghệ Huế... những nơi từng ghi dấu chân nhạc sĩ họ Trịnh cũng được đoàn làm phim chọn làm bối cảnh.
HTMLText_C8290B8B_D77A_458B_41B7_859E12F6C791.html =


Phim Tài liệu Ca Huế trên sông Hương


Đài truyền hình Công an nhân dân sản xuất năm 2020.
------------------------------------------------


Bộ phim giới thiệu hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của Huế - Ca Huế trên sông Hương, có người nói rằng nếu chưa nghe ca Huế trên sông Hương thì xem như chưa một lần đến Huế. Với âm sắc ngọt ngào của giọng nói xứ Huế, hòa trong không gian tĩnh mịch của đêm tối, dưới sắc nước lung linh ánh đèn sẽ làm cho bất cứ ai cũng có được một cảm giác lắng đọng tuyệt vời. Một lần được trải nghiệm là một lần nhớ mãi, là hơn một lần muốn quay trở lại... Chính vì thế, ca Huế trên sông Hương được người dân Cố đô trân trọng giữ gìn và phát triển qua hàng trăm năm nay trước bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử như một tài sản văn hóa vô giá.
HTMLText_C83A1489_D77B_C276_41E7_66C181076E80.html =
Cô gái trên sông


Xí nghiệp phim Truyện Việt Nam - 1987


Biên kịch: Đặng Nhật Minh
Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
Quay phim: Phạm Việt Thanh
Họa sĩ: Lê Thị Hoàn
Nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn - Phạm Trọng Cầu
Diễn viên: Minh Châu (Nguyệt) - Anh Dũng (Thu) - Hà Xuyên (Liên)


------------------------------------------------------------
Lấy bối cảnh Huế sau ngày giải phóng, bộ phim Cô gái trên sông kể về câu chuyện của một một cô gái giang hồ trên sông Hương đi tìm lại người cán bộ cách mạng mà cô đã cứu thoát khỏi cuộc săn lùng của địch. Hình ảnh Huế cổ kính, trầm mặc, bình dị, với sông Hương, Cầu Trường Tiền qua ống kính của các nhà làm phim đã góp phần truyền tải nội dung mà bộ phim hướng tới. Bộ phim Cô gái trên sông đã giành được nhiều giải thưởng trong nước: Bông sen Bạc; Giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho Minh Châu tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VIII - 1988.
HTMLText_C85B6E92_D77A_7F95_41E5_FE1DEAAD9D80.html =


Gái già lắm chiêu 5: Những cuộc đời vương giả


MAR6 Pictures -2021.


Biên kịch: Bảo Nhân - Namcito
Đạo diễn: Bảo Nhân - Namcito
Giám đốc hình ảnh: Nguyễn Ngọc Cường C.U
Giám đốc mỹ thuật: Bảo Nam
Nhạc sĩ: Christopher Wong, Garrett Crosby, Ian Rees
Diễn viên: NSND Lê Khanh – NSND Hồng Vân – NSND Hoàng Dũng - Kaity Nguyễn - Khương Lê


-------------------------------------------------------------
Bộ phim “Gái già lắm chiêu 5 – Những cuộc đời vương giả” là tác phẩm điện ảnh của bộ đôi đạo diễn Bảo Nhân & Namcito. Bộ phim xoay quanh cuộc chiến danh vọng, tiền tài, tình yêu của ba chị em nhà Lý gia. Trong phim, xứ Huế một lần nữa được hai đạo diễn lựa chọn nhưng khai thác qua góc nhìn hoàn toàn khác biệt so với phần trước. Quần thể Đại Nội - Huế (Trường Lang, Duyệt Thị Đường, Ngọ Môn, Nhật Thành Lâu,…), Cung An Định, Lăng Minh Mạng, Hồ Thủy Tiên, Cầu Dã Viên được sử dụng trong bối cảnh chính của phim.
HTMLText_C9245B9B_D77B_C58B_41E9_E56F1815EF6E.html =
Kiếp phù du


Hãng phim Truyện Việt Nam - 1990


Biên kịch: Trần Quốc Huấn - Hải Ninh
Đạo diễn: Hải Ninh
Quay phim: Trần Trung Nhàn
Họa sĩ: Đào Đức - Vũ Huy
Nhạc sĩ: Đỗ Hồng Quân
Diễn viên: Lê Vân (Đặng Thị Huệ) - Hoàng Cúc (Dương Ngọc Hoan) -Thế Anh (Trịnh Sâm)


---------------------------------------------------
Kiếp phù du là phần tiếp theo của bộ phim dã sử cung đình Đêm hội Long Trì, Bối cảnh dựa trên giai đoạn cuối thời kỳ chúa Trịnh với hình ảnh xuyên suốt trong phim là hình ảnh cung điện sơn son thếp vàng trong các lăng tẩm cố đô Huế, bên cạnh đó phim tái hiện hình ảnh cổ phục triều Lê Trung Hưng vào trong tạo hình của các nhân vật. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IX – 1990, bộ phim đã đạt được giải: Bông sen Bạc và Giải Âm nhạc khá nhất cho Đỗ Hồng Quân.
HTMLText_C93E16EB_D77B_CF8B_41E7_DC16E4A13706.html =


Đêm hội Long Trì


Hãng phim Truyện Việt Nam - 1989.


Biên kịch: Lê Phương - Hoàng Nhuận Cầm
Đạo diễn: Hải Ninh
Quay phim: Trần Trung Nhàn
Họa sĩ: Đào Đức
Nhạc sĩ: Đỗ Hồng Quân
Diễn viên: Thế Anh - Lê Vân - Thu Hà - Hoàng Cúc


-------------------------------------------------------
Đêm Hội Long Trì là một trong những tác phẩm cổ trang, dã sử kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam, bộ phim đã tái hiện lại cổ phục triều Lê Trung Hưng
trong tạo hình các nhân vật kết hợp với bối cảnh cung điện sơn son thếp vàng, qua đó phần nào đã tái hiện bản sắc văn hóa cung đình của Việt Nam xưa. Thành công của bộ phim đã được ghi nhận qua các giải thưởng: Giải Quay phim xuất sắc nhất cho Trần Trung Nhàn; Giải Thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất cho Đào
Đức tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IX - 1990.
HTMLText_C9446FB2_D77A_3D95_41B9_9E8D9B8B95FD.html =


Đông Dương


Paradis Films La Generade d’Images-Bac Film, Orly Films, TF1 Film - 1992


Kịch bản: Erik Orsenna - Louis Gardel - Catherine Cohen - Régis Wargnier 
Đạo diễn: Régis Wargnier 
Quay phim: François Catonné
Nhạc sĩ: Patrick Doyle
Diễn viên: Catherine Deneuve - Phạm Linh Đan -
Vincent Perez - Dominique Blanc


----------------------------------------------------------
Indochine (Đông Dương) là một bộ phim kinh điển của Pháp, từng được đoạt giải Oscar cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 1992. Bối cảnh
phim diễn ra chủ yếu ở Việt Nam trong thời kì 1930 – 1950. Không chỉ Sài Gòn, bối cảnh phim trải dài khắp Việt Nam. Hạ Long, Tam Cốc và đặc biệt có những
cảnh quay hoành tráng ở Kinh thành Đại nội Huế. Đây là lần đầu tiên một đoàn phim nước ngoài được phép quay trong Quần thể di tích cố đô Huế. Phim quay
đẹp ở mọi góc máy bởi đạo diễn cùng đạo diễn hình ảnh khai thác rất tốt những danh thắng của Việt Nam và biến chúng trở nên đẹp lộng lẫy qua góc nhìn của
những người ngoại quốc.
Phim đã đạt các giải thưởng danh giá như Phim Châu Âu hay nhất tại Lễ trao giải Goya lần thứ 7 – 1992; Phim nước ngoài hay nhất trong lễ trao giải Oscar lần thứ 65 – 1993; Quả cầu Vàng cho phim nước ngoài hay nhất -
1993; Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Catherine Deneuve; Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Dominique Blanc; Quay phim xuất sắc nhất cho
François Catonné; Âm thanh xuất sắc nhất cho Dominique Hennequin, Guillaume Sciama; Nhà sản xuất xuất sắc nhất cho Jacques Bufnoir tại lễ
trao giải César lần thứ 18 năm 1993.
HTMLText_C9551DB3_D77A_3D9B_41C2_AFC648995065.html =


Hẹn gặp lại Sài Gòn


Liên hiệp Điện ảnh và Băng từ Thành phố Hồ Chí Minh - 1990.


Biên kịch: Sơn Tùng
Đạo diễn: Long Vân
Quay phim: Quang Tuấn
Họa sĩ: Đào Đức - Vũ Huy
Nhạc sĩ: Đỗ Hồng Quân
Diễn viên: Tiến Hợi (Nguyễn Tất Thành) -
Nguyễn Bá Lộc (Nguyễn Sinh Sắc) -27
Lan Hương (Mẹ Nguyễn Tất Thành) - Thu Hà (Vân)


----------------------------------------------------
Hẹn gặp lại Sài Gòn kể về quãng thời gian người thanh niên Nguyễn Tất Thành cùng gia đình sống và học tập tại Huế (giai đoạn 1895 – 1909). Trong phim có rất nhiều cảnh quay hoành tráng được thực hiện ở cố đô Huế như: Đại Nội, cổng Hiển Nhơn, sông Hương.
HTMLText_C95D1938_D77B_C295_41D4_C4CE2455E0FD.html =


Tuổi thơ dữ dội


Hãng phim Giải phóng - 1990


Biên kịch: Nguyễn Vinh Sơn - Huy Thành
Đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn
Quay phim: Lê Đình Ấn
Họa sĩ: Phạm Trịnh Trung
Nhạc sĩ: Phú Quang
Diễn viên: Vũ Thanh Bình (Mừng) - Nguyễn Hoàng Anh (Quỳnh)


----------------------------------------------------
Bộ phim là khúc tráng ca bi hùng về những thiếu niên đã chiến đấu và hy sinh vì cuộc chiến giải phóng dân tộc. Tuổi thơ của các em lẽ ra đầy ắp những trò
chơi thả diều, câu cá, nhưng cuộc chiến tranh tàn khốc nổ ra khiến cuộc đời các em đã thay đổi mãi mãi. Sự hồn nhiên và lòng yêu nước đã tạo nên những câu
chuyện cảm động và những nhân vật sống mãi với thời gian. Phim được quay tại các địa danh nổi tiếng như Đại Nội, chùa Thiên Mụ, sông Hương và đã đạt được nhiều giải thưởng trong nước như: Bông sen Bạc; Giải Đạo
diễn phim đầu tay cho Nguyễn Vinh Sơn, Quay phim khá nhất cho Lê Đình Ấn, Giải Diễn viên xuất sắc nhất cho Nguyễn Thanh Bình; Bằng khen của Hội
Điện ảnh Việt Nam tặng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IX – 1990; Giải A của Bộ Quốc phòng trao tặng cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật Việt Nam xuất sắc về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang sáng tác trong thời gian 1989-1994.
HTMLText_C962F3EA_D77A_45B5_41D1_8506119610DF.html =


Trăng nơi đáy giếng


Hãng phim Giải phóng - 2007.


Biên kịch: Châu Thổ
Đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn
Giám đốc hình ảnh:Nguyễn Trinh Hoan
Họa sĩ: Mã Phi Hải
Nhạc sĩ: Quốc Bảo
Diễn viên: Hồng Ánh - Nguyễn Cao Đề - Lan Phương - Thanh Vy


-------------------------------------------------------
Trăng nơi đáy giếng - Nơi chất Huế hòa quyện với ngôn ngữ điện ảnh. Câu chuyện trong phim diễn ra ở Huế, một nơi nổi tiếng với những ngôi nhà vườn mà
chúng ta có thể thấy ngay ở ngôi nhà rường của cô Hạnh và anh Phương ở, đây là một loại hình kiến trúc đặc sắc, đặc trưng của kiến trúc, văn hóa Huế một thời xưa cũ.
Phim đã đạt được các giải thưởng trong nước và quốc tế như : Cánh Diều Bạc (thể loại phim truyện nhựa); Giải Biên kịch phim truyện nhựa xuất sắc nhất cho Châu Thổ; Giải Họa sĩ thiết kế phim truyện nhựa xuất sắc nhất cho
Mã Phi Hải; Giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Hồng Ánh của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2008.
Bằng khen của Ban Giám khảo tại Liên hoan phim Thanh thiếu niên Quốc tế Schlingel 2008.
Giải Nữ diễn viên xuất sắc cho Hồng Ánh tại Liên hoan phim Dubai (dòng phi Á - Phi) lần thứ V - 2008.
Giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Image India Film tổ chức ở Madrid - Tây Ban Nha (Hạng mục phim Châu Á).
Bông sen Bạc (thể loại phim truyện nhựa) tại Liên hoan phim Việt Nam
lần thứ XVI - 2009.
HTMLText_C972E1C1_D77A_45F6_41E2_57E78048C9C2.html =


Đời cát


Hãng phim Truyện Việt Nam - 1999


Biên kịch: Nguyễn Quang Lập
Đạo diễn: Nguyễn Thanh Vân
Quay phim: Nguyễn Đức Việt
Họa sĩ: Nguyễn Ngọc Tuân
Nhạc sĩ: Phó Đức Phương
Diễn viên: Mai Hoa (Bà Thoa) - Hồng Ánh (Tâm) -
Công Ninh (Huy "cụt") - Trần Thị Bé (Hảo)


------------------------------------------------------
Đời cát là một câu chuyện giản dị về người lính thời hậu chiến. thành công đáng chú ý của bộ phim chính là ở chỗ tác giả đã tìm ra được những ý tưởng nghệ
thụât, mang đầy tính nhân văn. Không lên án, phủ định, không làm tấy lên vết thương chiến tranh đã từng làm cả một dân tộc đớn đau qua bao nhiêu thập kỷ, mà cố gắng tạo một cuộc sống mới yên lành, hướng về tương lai. Chính những tín hiệu chứa đầy tính nhân đạo và nhân văn này đã có sức đi xa, vượt qua biên giới của một đất nước để đến với cộng đồng thế giới. Để đi đến một giải pháp nghệ thuật tốt nhất, những người làm phim Đời cát đã phải vượt qua hàng trăm cây số
miền Trung nắng gió để tìm cho ra cái làng Cát mơ tưởng trong kịch bản. Và để có một không gian về làng ven biển nhỏ nhoi ấy, họ đã phải nối ba, bốn địa điểm
Thừa Thiên - Huế - Quảng Trị - Quảng Bình... cách xa nhau hàng trăm cây số.


Bộ phim đã đạt được các giải thưởng tại các kỳ Liên hoan Phim trong và ngoài nước như: Giải A của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1999; Giải Nhất; Giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho Mai Hoa và Hồng Ánh tại Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 45 - 2000.
Giải thưởng lớn (Grand Prix) của Tổ chức Công giáo Quốc tế về Điện ảnh và Nghe nhìn (OCIC) tại Liên hoan phim Amien (Pháp) năm 2000.
Bông sen Vàng; Giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho Hồng Ánh (cùng với vai cô giáo Giao trong phim Thung lũng hoang vắng); Giải Đạo diễn xuất sắc nhất cho Thanh Vân; Giải Biên kịch xuất sắc nhất cho Nguyễn Quang Lập (cùng với kịch bản của phim Thung lũng hoang vắng); Giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Lan Hà tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ
XIII - 2001.
HTMLText_C9851821_D77A_42B7_41E8_89D612A35881.html =


Tết Huế


Phim Tài liệu
Đài Truyền hình Công an Nhân dân - 2016


Biên kịch: Minh Điền
Đạo diễn: Lê Hoàng Nam
Quay phim: Nguyễn Thành Đạt - Lê Hoàng Nam
Flycam: Lâm Tứ Khoa


---------------------------------------------------------
Bộ phim giới thiệu về những tập tục, lễ hội, các hoạt động của làng nghề truyền thống trong những ngày Tết ở Huế, nó vừa mang phong vị riêng biệt của Huế vừa có hương vị của thời đại . Có thể nói Tết Huế chính là di sản trong lòng di sản cố đô.
HTMLText_C995B5F1_D77A_4D96_41C6_8775EBCCDB48.html =


Nhìn ra biển cả


Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam - 2010


Biên kịch: Hồng Ngát
Đạo diễn: Vũ Châu
Quay phim: Vũ Quốc Tuấn
Họa sĩ: Vũ Huy
Nhạc sĩ: An Thuyên
Diễn viên: Nguyễn Minh Đức - Mạnh Cường - Trung Anh -Trung Hiếu - Thanh Hương - Dương Tôn - Tất Đạt


---------------------------------------------------
Bộ phim ''Nhìn ra biển cả '' kể về những ngày tuổi trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi ấy thầy giáo Nguyễn Tất Thành đang ở độ tuổi 18...Bối cảnh phim là giai đoạn từ năm 1908 đến 1910, và được quay chủ yếu ở Huế, Hội An.
HTMLText_C9A7FC52_D77A_4295_41E7_0187C3656BC1.html =


Huyền thoại sông Hương


Phim Tài liệu
Đài Truyền hình Công an Nhân dân - 2018


Biên kịch: Phương Dung - Văn Tưởng
Đạo diễn: Lê Hoàng Nam
Quay phim: Thành Đạt - Mạnh Linh - Trần Thiện


-------------------------------------------------
Sông Hương với những chất liệu văn hóa, lịch sử, tâm linh và vẻ đẹp nên thơ, đã chứng kiến bao biến cố lớn lao của lịch sử dân tộc, trong tâm khảm người Huế, sông Hương dường như không phải là dòng sông hiện hữu, nó còn là dòng chảy tâm linh huyền bí và linh thiêng như một tín ngưỡng. Tất cả đã được phản ánh qua bộ phim Huyền thoại sông Hương.
HTMLText_C9B4AA2B_D77A_468B_41D6_0827A57CD1B5.html =


Đảo của dân ngụ cư


Blue Production và Live Media - 2017.


Biên kịch: Nguyễn Quang Lập
Đạo diễn: Hồng Ánh
Đạo diễn hình ảnh:Lý Thái Dũng
Họa sĩ: Nguyễn Đình Phong
Nhạc sĩ: Nguyễn Mạnh Duy Linh
Diễn viên: Ngọc Thanh Tâm - Nhan Phúc Vinh - Phạm Hồng Phước


------------------------------------------------------------
Đảo của dân ngụ cư là phim thuộc dòng phim nghệ thuật, phim lấy bối cảnh những năm 1990 tại một quán ăn có tên Trắng Đêm chuyên bán các món chế
biến từ thịt dê ở thị trấn ven biển miền Trung. Bối cảnh phim được quay tại Huế và Hội An, với bờ biển và căn nhà cổ tuyệt đẹp.
Phim đã đạt được những giải thưởng trong nước và quốc tế như Giải Quay phim xuất sắc nhất cho Lý Thái Dũng; Giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Nhan Phúc Vinh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XX – 2017; Giải Phim xuất sắc nhất; Giải Nam chính xuất sắc nhất cho Phạm Hồng Phước; Giải Đạo diễn hình ảnh xuất sắc nhất cho Lý Thái Dũng tại Liên hoan phim
Quốc Tế Asean (tại Malaysia) – 2017; Giải Đặc biệt tại Liên hoan phim Quốc tế Á Âu 2017 tại Kazakhstan; Bằng khen; Giải Quay phim xuất sắc cho Lý Thái Dũng; Giải Nam Diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Nhan Phúc Vinh của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2017.
HTMLText_C9C97E72_D77A_5E95_41E4_6E19124B4530.html =


Mắt biếc


Galaxy M&E - November Films - 2019


Biên kịch: Victor Vũ và A-Type Machine
Đạo diễn: Victor Vũ
Giám đốc hình ảnh: Dominic Fereira
Giám đốc mỹ thuật: Chia Ci Fam
Nhạc sĩ: Chritopher Wong
Diễn viên: Trúc Anh - Trần Nghĩa


----------------------------------------------------
Bộ phim Mắt biếc được chuyển thể từ tiểu thuyết của tác giả Nguyễn Nhật Ánh với câu chuyện tình cảm động của Ngạn - Hà Lan cùng những thước phim thơ mộng, đầy kí ức ở Huế bộ phim đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người xem. Một số địa điểm ở Huế đã trở thành bối cảnh phim như: Trường đại học sư Phạm Huế, đồi Thiên An, đường Phan Đăng Lưu, đường Huỳnh Thúc Kháng, đường Bạch Đằng, đường Kim Long, phố cổ Bao Vinh, Cầu Bạch Hổ, làng Hà Cảng, Lăng Khải Định,...
HTMLText_C9E342BA_D77A_4795_4188_5D0CAE724A8D.html =


Gái già lắm chiêu 3: Mẹ chồng siêu giàu vs. Nàng dâu siêu chảnh


MAR6 Pictures - 2020


Biên kịch: Bảo Nhân - Namcito
Đạo diễn: Bảo Nhân - Namcito
Giám đốc hình ảnh: Nguyễn Ngọc Cường C.U
Thiết kế mỹ thuật: Hà Đỗ - Phạm Hùng
Nhạc sĩ: Christopher Wong, Garrett Crosby, Ian Rees
Diễn viên: Ninh Dương Lan Ngọc - Lê Xuân Tiền -
NSND Lê Khanh – NSND Hồng Vân - Jun Vũ
-----------------------------------------------------


Bộ phim của hai đạo diễn Nam Cito và Bảo Nhân khai thác về câu chuyện mẹ chồng nàng dâu và những uẩn khúc sau gia tộc giàu có Lê Gia tại Huế.
Phim lấy bối cảnh tại Khách sạn La Residence Huế, Ancient Hue Garden Houses, Nhà vườn An Hiên, Sông An Cựu, Sông Hương, Phu Văn Lâu – Nghênh Lương Đình, Cầu Trường Tiền, biển Lăng Cô, Chùa Thiên Mụ,.... Dưới góc nhìn hiện đại và đậm chất điện ảnh, những thắng cảnh rất nổi tiếng được đưa lên màn ảnh rộng trong Gái già lắm chiêu 3 hứa hẹn sẽ thu hút thêm nhiều du khách.
Phim đã đạt được Bằng khen của Hội Điện ảnh Việt nam năm 2020
HTMLText_C9F88091_D77A_4397_41E7_45CC82A712B2.html =


Kỳ đài Huế những thời khắc chuyển dòng lịch sử


Phim Tài liệu
Đài Truyền hình Công an Nhân dân - 2018


Biên kịch: Văn Tưởng - Phương Dung
Đạo diễn: Lê Hoàng Nam
Quay phim: Thành Đạt - Trần Thiện
Flycam: Thành Nhân - Mạnh Linh


---------------------------------------------------
Kỳ đài Huế hay còn gọi gọi là Cột cờ là một công trình kiến trúc quan trọng đối với kinh thành Huế. Đây là hệ thống kiến trúc bề thế và cao nhất so với kiến trúc của Kinh thành. Kỳ đài là biểu tượng vương quyền, cũng là nơi chứng kiến sự kiện bi thảm nhất của triều Nguyễn và là nơi chứng kiến chiến thắng lịch sử của cách mạng Việt Nam - nơi chứng kiến những thời khắc lịch sử của dân tộc.
HTMLText_CC161450_D5AF_268E_41AC_E828867F41E0.html =


LĂNG TỰ ĐỨC


--------------------------------------------
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) được xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách Huế 8km.
Tổng thể kiến trúc Lăng nằm trong một vòng La thành rộng khoảng 12ha, gồm gần năm mươi công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất cao, thấp hơn nhau chừng 10m. Bố cục khu lăng gồm hai phần chính, trên hai trục song song với nhau lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm Tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường. Các công trình trong Lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm đặt tên gọi.
Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Qua cửa Vụ Khiêm, đến khu vực hồ Lưu Khiêm, trên hồ có Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ, là nơi nhà vua thường đến ngắm hoa, làm thơ và đọc sách.
Đi tiếp ba bậc tam cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm Cung môn, rồi đến điện Hòa Khiêm, đây vốn là nơi làm việc của vua nhưng nay dùng để thờ phụng vua và hoàng hậu. Sau điện Hòa Khiêm đến điện Lương Khiêm, trước là chỗ nghỉ của vua và sau này trở thành nơi thờ mẹ vua, bà Từ Dũ. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm đường, nơi cất đồ ngự dụng. Phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để vua xem hát, đây được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam hiện còn được bảo tồn.
Ngay sau hai hàng tượng quan văn võ uy nghi là Bi đình (nhà bia), tấm bia làm bằng đá thanh lớn có khắc bài Khiêm Cung ký của vua Tự Đức dài 4.935 chữ để nói về cuộc đời, vương nghiệp cùng những lỗi lầm và sai phạm của mình. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch, chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ.
HTMLText_CCE1F95C_D5AB_6EB6_41E0_ECC24EEE1DA7.html =


Đại Nội


--------------------------------------------
Hoàng thành Huế hay còn được gọi là Đại Nội, là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng thành và Tử Cấm thành là Đại Nội.Đây là di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước.
Hoàng thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố trí trên một trục đối xứng, trong đó trục chính giữa được bố trí các công trình chỉ dành cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ". Ngay cả trong các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự "tả chiêu hữu mục" (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian). Mặc dù có rất nhiều công trình lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực Hoàng thành nhưng tất cả đều được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm. Tuy quy mô của mỗi công trình có khác nhau, nhưng về tổng thể, các cung điện ở đây đều làm theo kiểu "trùng lương trùng thiềm" (hay còn gọi là "trùng thiềm điệp ốc" - kiểu nhà kép hai mái trên một nền), đặt trên nền đá cao, vỉa ốp đá Thanh, nền lát gạch Bát Tràng có tráng men xanh hoặc vàng, mái cũng được lợp bằng một loại ngói đặc biệt hình ống có tráng men thường gọi là ngói Thanh lưu ly (nếu có màu xanh) hoặc Hoàng lưu ly (nếu có màu vàng). Các cột được sơn thếp theo mô típ long - vân (rồng-mây). Nội thất cung điện thường được trang trí theo cùng một phong cách nhất thi nhất họa (một bài thơ kèm một bức tranh) với rất nhiều thơ bằng chữ Hán và các mảng chạm khắc trên gỗ theo đề tài bát bửu, hay theo đề tài tứ thời).
Trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, công trình kiến trúc Đại Nội Kinh thành Huế vẫn luôn mang trong mình giá trị văn hóa truyền thống của lịch sử triều Nguyễn để lại.




HTMLText_CCE1F95C_D5AB_6EB6_41E0_ECC24EEE1DA7_mobile.html =
Đại Nội


-----------------------------------------------------------------
Hoàng thành Huế hay còn được gọi là Đại Nội, là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng thành và Tử Cấm thành là Đại Nội.Đây là di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước.
Hoàng thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố trí trên một trục đối xứng, trong đó trục chính giữa được bố trí các công trình chỉ dành cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ". Ngay cả trong các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự "tả chiêu hữu mục" (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian). Mặc dù có rất nhiều công trình lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực Hoàng thành nhưng tất cả đều được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm. Tuy quy mô của mỗi công trình có khác nhau, nhưng về tổng thể, các cung điện ở đây đều làm theo kiểu "trùng lương trùng thiềm" (hay còn gọi là "trùng thiềm điệp ốc" - kiểu nhà kép hai mái trên một nền), đặt trên nền đá cao, vỉa ốp đá Thanh, nền lát gạch Bát Tràng có tráng men xanh hoặc vàng, mái cũng được lợp bằng một loại ngói đặc biệt hình ống có tráng men thường gọi là ngói Thanh lưu ly (nếu có màu xanh) hoặc Hoàng lưu ly (nếu có màu vàng). Các cột được sơn thếp theo mô típ long - vân (rồng-mây). Nội thất cung điện thường được trang trí theo cùng một phong cách nhất thi nhất họa (một bài thơ kèm một bức tranh) với rất nhiều thơ bằng chữ Hán và các mảng chạm khắc trên gỗ theo đề tài bát bửu, hay theo đề tài tứ thời).
Trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, công trình kiến trúc Đại Nội Kinh thành Huế vẫn luôn mang trong mình giá trị văn hóa truyền thống của lịch sử triều Nguyễn để lại.




HTMLText_CE2014B0_D5B9_278D_41B8_AD2A3B219E69.html =


SÔNG HƯƠNG


------------------------------------------
Sông Hương hay còn gọi là Hương Giang, là con sông chảy qua địa phận thành phố Huế và các huyện, thị xã như: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang. Sông Hương bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn và chia thành 2 dòng chính là Tả Trạch và Hữu Trạch.
Sông Hương có giá trị quan trọng đối với cố đô Huế. Rất nhiều cảnh quan, kiến trúc và di sản văn hóa nổi tiếng của vùng đất cố đô đều hội tụ ở sông Hương và hai bên bờ sông. Từ những công trình kiến trúc cung đình như kinh thành, Đại Nội, lăng tẩm và đến những công trình tín ngưỡng, tôn giáo chùa thiên mụ, chánh điện, cho đến các công trình văn hóa, giáo dục, công sở, phố thị, bảo tàng, làng nghề, những con đường và công viên đẹp nhất ở Huế… đều được xây dựng dọc theo hai bờ sông.
Dòng sông thơ mộng ấy có vai trò quan trọng đối với địa lí nơi đây và hàng năm vẫn bồi đắp phù sa cho đôi bờ tươi tốt. Sông Hương đem lại nguồn tài nguyên thủy sản giàu có,phong phú và cung cấp nguồn nước dồi dào cho cư dân. Đặc biệt, sông Hương có giá trị kinh tế cao bởi đây là điểm nhấn du lịch đặc sắc trong hệ thống danh lam thắng cảnh của cả nước.
HTMLText_CF1F4C7E_D5B8_E772_41E5_25E93062AD60.html =


LĂNG KHẢI ĐỊNH


--------------------------------------------
Nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ 10 km, Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất trong tất cả những lăng tẩm khác, nhờ những vật liệu xây dựng tân thời và ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc.
Lăng Khải Định được xây dựng trong 11 năm (1920 - 1931), kéo dài 2 đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại. Dù là công trình lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn. Lăng Khải Định có thể gây choáng ngợp cho du khách tham quan, bởi kiến trúc hình khối chữ nhật vươn cao 127 bậc cấp, ảnh hưởng từ nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo (cổng trụ hình tháp), Phật giáo (trụ biểu dạng stoupa), kiến trúc Roman Gothic (những hàng cột bát giác, vòm cửa cao rộng)... Lăng được xây dựng bằng những vật liệu tân thời như sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, được nhà vua cho người sang Pháp nhập về. Toàn bộ nội thất trong ba gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằng những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản... Cung Thiên Định, nơi chôn cất thi hài của vua Khải Định, là nơi có thiết kế đặc sắc nhất và có giá trị nghệ thuật nhất cho đến ngày hôm nay. Trên ba tầng nhà, bức “Cửu Long Ẩn Vân” (chín con rồng ẩn trong mây) được các nghệ nhân tài ba ghép từ sành sứ và đá hiếm nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản. Trong cung Thiên Định, có hai bức tượng đồng Vua Khải Định. Bức tượng bên ngoài, nhà vua mặc đồ binh sĩ Pháp, được đúc tại Việt Nam. Bức tượng trên áng thờ, tỉ lệ 1:1 được đúc tại Pháp bởi hai nghệ nhân người Pháp, và dát vàng bởi những nghệ nhân người Huế. Mộ phần của nhà vua nằm ngay dưới áng thờ này.
Lăng Khải Định chính là sự thể hiện rõ nét về sự giao thoa tư tưởng của nền văn hóa Đông – Tây. Đây là công trình có giá trị cao về mặt nghệ thuật và kiến trúc trong tất cả các lăng tẩm ở Huế.


HTMLText_CF27086F_D5B9_2E92_41E0_3A10153833D4.html =


CHÙA THIÊN MỤ


--------------------------------------------
Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ, chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng và thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế. Chùa chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Nguyễn Hoàng, đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại đất cố đô. Biểu tưởng gắn với hình ảnh chùa Thiên Mụ là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa, mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Ngoài tháp Phước Nguyên, chùa Thiên Mụ còn có những công trình kiến trúc như điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan m…, cùng bia đá, chuông đồng. Chùa còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá về mặt lịch sử và nghệ thuật: những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật… hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ. Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng, chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, trang nghiêm và linh thiêng.
HTMLText_CF4534F6_D5AB_6772_41D1_99FD954CD68A.html =


ĐẦM LẬP AN


--------------------------------------------
Đầm Lập An (hay còn được gọi là Vụng An Cư) là đầm nước lợ lớn ở xứ Huế và là một phần của vịnh Lăng Cô, thuộc huyện Phú Lộc, nép mình bên đèo Gia Phú và có diện tích rộng khoảng 800 ha. Đầm Lập An được bao quanh bởi dãy núi Bạch Mã ngút ngàn, kỳ vĩ; vịnh Lăng Cô trong xanh, êm đềm và con đường nhỏ ven chân núi uốn lượn quanh đầm như một dải lụa mềm mại, óng ả
HTMLText_CF4C7BBD_D5AB_21F6_41E1_67538321A5FC.html =


PHÁ TAM GIANG


--------------------------------------------
Tam Giang là tên của một vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với nhiều loại thủy, hải sản và là một vùng đất phát triển du lịch đầm phá.
Theo Đại Nam nhất thống chí, phá Tam Giang được gọi là biển cạn (Hạc Hải), đến năm 1821 mới đổi lại là Tam Giang. Tài liệu này cũng giải thích sở dĩ có tên phá Tam Giang là do sông khi đổ ra phá đã chia ra làm ba ngã: “Từ sông Lương Điền (sông Ô Lâu) chảy xuống phá, về phía Tây Nam dòng nước đổ vào một là cửa sông Tả, một là cửa sông Trung, một là cửa sông Hữu, mỗi dòng đều chảy hai đến ba dặm mà vào, nên gọi là phá Tam Giang”. Quảng Điền là huyện có diện tích mặt nước phá Tam Giang rộng lớn, khoảng 22.000 ha, nơi đây có nhiều tài nguyên động, thực vật phong phú.
Tam Giang còn là tuyến đường thủy quan trọng, là cầu nối cho sự giao lưu, thông thương phát triển kinh tế, là vùng đất có nguồn lợi về thủy sản, là điểm tiếp nối vùng kinh tế nông thôn ven biển với khu đô thị thành phố Huế.



HTMLText_CF5B300F_D5AB_5E92_41D4_2C7783E515F5.html =


BIỂN LĂNG CÔ


--------------------------------------------
Bãi biển Lăng Cô nằm tại huyện Phú Lộc, cách trung tâm thành phố Huế 70km về hướng Bắc. Nơi đây từng được mệnh danh là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Khung cảnh bãi biển Lăng Cô như một bức tranh thủy mặc nguyên sơ với dải cát trắng mịn, ngọn sóng bàng bạc vỗ rầm rì cùng những chiếc thuyền cá thấp thoáng mặt nước biển xanh trong màu ngọc bích




HTMLText_CF99145F_D5A7_66B2_41E4_ADD95C6FBFA3.html =


CẦU TRƯỜNG TIỀN


--------------------------------------------
Bắc ngang qua dòng sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền được xem là biểu tượng và trung tâm cố đô, kết nối hai bờ Nam - Bắc. Công trình dài khoảng hơn 400m tính từ hai mố, lòng cầu rộng 6m. Sáu nhịp và 12 vài kết với nhau thành 6 cặp. Năm Thành Thái thứ chín (1897), chiếc cầu được nhà cầm quyền Pháp (khi ấy Khâm sứ Trung Kỳ là Levécque) giao cho hãng Eiffel (Pháp) thiết kế (do Gustave Eiffel thiết kế) và khởi công xây dựng lại bằng sắt, đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành và được mang tên vị vua này. Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn làm cầu hư hỏng nặng. Hai năm sau, tức năm Thành Thái thứ 18 (1906), chiếc cầu mới được tu sửa lại, và mặt cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.Năm 1907, khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, thì chính quyền thực dân Pháp cho đổi tên là cầu Clémenceau, theo tên của Georges Clemenceau, một Thủ tướng Pháp thời Thế chiến thứ nhất. Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu Trường Tiền được trùng tu, cầu được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ. Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng. Năm 1946, trong chiến tranh Việt - Pháp, cầu bị Việt Minh đặt mìn, giật sập hai nhịp phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ. Trong Sự kiện Tết Mậu Thân, trụ 3 và nhịp 4 bị phá hủy, khi quân Mặt trận Giải phóng miền Nam cho giật sập để cắt đường phản công của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ. Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam cầu được đổi tên thành "Tràng Tiền", mãi tới năm 1991 cầu mới được khôi phục lại tên cũ là Trường Tiền, trùng tu lần nữa. Từ Festival Huế năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt một hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, với vẻ duyên dáng của mình, cầu Trường Tiền và dòng sông Hương thơ mộng trở thành điểm đến thu hút du khách của mảnh đất cố đô.




HTMLText_D8D0A237_D6BA_469B_41C4_CC813314FEED.html =


Thành phố bên sông Hương


Phim Tài liệu
Xí nghiệp phim Thời sự Tài liệu Trung ương
1981


Biên kịch: Trần Hoàn
Đạo diễn: Quý Khôi
Quay phim: Lê Thúy - Quý Khôi
-----------------------------------------------------------
Huế - thành phố bên sông Hương mộng mơ, xinh đẹp bởi áo dài, nón trắng nữ sinh, núi Ngự Bình trầm mặc trong sương, Chùa Thiên Mụ thâm nghiêm thánh
thiện… Bao đền đài, lăng tẩm của cố đô xưa thu hút khách du lịch trong nước và thế giới, tất cả hình ảnh đó đã được giới thiệu trong bộ phim Tài liệu Thành phố
bên sông Hương.
HTMLText_D8D0A237_D6BA_469B_41C4_CC813314FEED_mobile.html =


Thành phố bên sông Hương


Phim Tài liệu
Xí nghiệp phim Thời sự Tài liệu Trung ương
1981


Biên kịch: Trần Hoàn
Đạo diễn: Quý Khôi
Quay phim: Lê Thúy - Quý Khôi


-----------------------------------------------------------
Huế - thành phố bên sông Hương mộng mơ, xinh đẹp bởi áo dài, nón trắng nữ sinh, núi Ngự Bình trầm mặc trong sương, Chùa Thiên Mụ thâm nghiêm thánh
thiện… Bao đền đài, lăng tẩm của cố đô xưa thu hút khách du lịch trong nước và thế giới, tất cả hình ảnh đó đã được giới thiệu trong bộ phim Tài liệu Thành phố
bên sông Hương.
HTMLText_E43C3886_F8E1_33B1_41A1_DFF751E89A51.html =
___
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH:
HTMLText_E43C3886_F8E1_33B1_41A1_DFF751E89A51_mobile.html =
___
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH:
HTMLText_F042D835_E644_3400_41A5_8715DA8826BC_mobile.html =


Gái già lắm chiêu 5: Những cuộc đời vương giả


MAR6 Pictures
2021.


Biên kịch: Bảo Nhân - Namcito
Đạo diễn: Bảo Nhân - Namcito
Giám đốc hình ảnh: Nguyễn Ngọc Cường C.U
Giám đốc mỹ thuật: Bảo Nam
Nhạc sĩ: Christopher Wong, Garrett Crosby, Ian Rees
Diễn viên: NSND Lê Khanh – NSND Hồng Vân – NSND Hoàng Dũng - Kaity Nguyễn - Khương Lê


-----------------------------------------------------------
Bộ phim “Gái già lắm chiêu 5 – Những cuộc đời vương giả” là tác phẩm điện ảnh của bộ đôi đạo diễn Bảo Nhân & Namcito. Bộ phim xoay quanh cuộc chiến danh vọng, tiền tài, tình yêu của ba chị em nhà Lý gia. Trong phim, xứ Huế một lần nữa được hai đạo diễn lựa chọn nhưng khai thác qua góc nhìn hoàn toàn khác biệt so với phần trước. Quần thể Đại Nội - Huế (Trường Lang, Duyệt Thị Đường, Ngọ Môn, Nhật Thành Lâu,…), Cung An Định, Lăng Minh Mạng, Hồ Thủy Tiên, Cầu Dã Viên được sử dụng trong bối cảnh chính của phim.



HTMLText_F2073E7F_E64C_2C00_4139_1A6F9CB9EBE0_mobile.html =


Trăng nơi đáy giếng


Hãng phim Giải phóng
2007.


Biên kịch: Châu Thổ
Đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn
Giám đốc hình ảnh: Nguyễn Trinh Hoan
Họa sĩ: Mã Phi Hải
Nhạc sĩ: Quốc Bảo
Diễn viên: Hồng Ánh - Nguyễn Cao Đề - Lan Phương - Thanh Vy


-----------------------------------------------------------
Trăng nơi đáy giếng - Nơi chất Huế hòa quyện với ngôn ngữ điện ảnh. Câu chuyện trong phim diễn ra ở Huế, một nơi nổi tiếng với những ngôi nhà vườn mà chúng ta có thể thấy ngay ở ngôi nhà rường của cô Hạnh và anh Phương ở, đây là một loại hình kiến trúc đặc sắc, đặc trưng của kiến trúc, văn hóa Huế một thời xưa cũ.
Phim đã đạt được các giải thưởng trong nước và quốc tế như : Cánh Diều Bạc (thể loại phim truyện nhựa); Giải Biên kịch phim truyện nhựa xuất sắc nhất cho Châu Thổ; Giải Họa sĩ thiết kế phim truyện nhựa xuất sắc nhất cho Mã Phi Hải; Giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Hồng Ánh của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2008.
Bằng khen của Ban Giám khảo tại Liên hoan phim Thanh thiếu niên Quốc tế Schlingel 2008.
Giải Nữ diễn viên xuất sắc cho Hồng Ánh tại Liên hoan phim Dubai (dòng phi Á - Phi) lần thứ V - 2008.
Giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Image India Film tổ chức ở Madrid - Tây Ban Nha (Hạng mục phim Châu Á).
Bông sen Bạc (thể loại phim truyện nhựa) tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XVI - 2009.



HTMLText_F217EFDB_E64C_2C01_41EB_0F670ABD1E9E_mobile.html =


Nhìn ra biển cả


Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam
2010.


Biên kịch: Hồng Ngát
Đạo diễn: Vũ Châu
Quay phim: Vũ Quốc Tuấn
Họa sĩ: Vũ Huy
Nhạc sĩ: An Thuyên
Diễn viên: Nguyễn Minh Đức - Mạnh Cường - Trung Anh -Trung Hiếu - Thanh Hương - Dương Tôn - Tất Đạt


-----------------------------------------------------------
Bộ phim "Nhìn ra biển cả" kể về những ngày tuổi trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi ấy thầy giáo Nguyễn Tất Thành đang ở độ tuổi 18...Bối cảnh phim là giai đoạn từ năm 1908 đến 1910, và được quay chủ yếu ở Huế, Hội An.
HTMLText_F2266BC1_E64C_3400_41D0_7801B1CD2119_mobile.html =


Đông Dương


Paradis Films La Generade d’Images-Bac Film, Orly Films, TF1 Film
1992


Kịch bản: Erik Orsenna - Louis Gardel - Catherine Cohen - Régis Wargnier
Đạo diễn: Régis Wargnier
Quay phim: François Catonné
Nhạc sĩ: Patrick Doyle
Diễn viên: Catherine Deneuve - Phạm Linh Đan -
Vincent Perez - Dominique Blanc


-----------------------------------------------------------
Indochine (Đông Dương) là một bộ phim kinh điển của Pháp, từng được đoạt giải Oscar cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 1992. Bối cảnh phim diễn ra chủ yếu ở Việt Nam trong thời kì 1930 – 1950. Không chỉ Sài Gòn, bối cảnh phim trải dài khắp Việt Nam. Hạ Long, Tam Cốc và đặc biệt có những cảnh quay hoành tráng ở Kinh thành Đại nội Huế. Đây là lần đầu tiên một đoàn phim nước ngoài được phép quay trong Quần thể di tích cố đô Huế. Phim quay đẹp ở mọi góc máy bởi đạo diễn cùng đạo diễn hình ảnh khai thác rất tốt những danh thắng của Việt Nam và biến chúng trở nên đẹp lộng lẫy qua góc nhìn của những người ngoại quốc.
Phim đã đạt các giải thưởng danh giá như Phim Châu u hay nhất tại Lễ trao giải Goya lần thứ 7 – 1992; Phim nước ngoài hay nhất trong lễ trao giải Oscar lần thứ 65 – 1993; Quả cầu Vàng cho phim nước ngoài hay nhất - 1993; Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Catherine Deneuve; Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Dominique Blanc; Quay phim xuất sắc nhất cho François Catonné; m thanh xuất sắc nhất cho Dominique Hennequin, Guillaume Sciama; Nhà sản xuất xuất sắc nhất cho Jacques Bufnoir tại lễ trao giải César lần thứ 18 năm 1993.
HTMLText_F2298A61_E64C_3400_41CC_29DC6ECFEBC1_mobile.html =


Hẹn gặp lại Sài Gòn


Liên hiệp Điện ảnh và Băng từ Thành phố Hồ Chí Minh 1990.


Biên kịch: Sơn Tùng
Đạo diễn: Long Vân
Quay phim: Quang Tuấn
Họa sĩ: Đào Đức - Vũ Huy
Nhạc sĩ: Đỗ Hồng Quân
Diễn viên: Tiến Hợi (Nguyễn Tất Thành) - Nguyễn Bá Lộc (Nguyễn Sinh Sắc) - Lan Hương (Mẹ Nguyễn Tất Thành) - Thu Hà (Vân)


-----------------------------------------------------------
Hẹn gặp lại Sài Gòn kể về quãng thời gian người thanh niên Nguyễn Tất Thành cùng gia đình sống và học tập tại Huế (giai đoạn 1895 – 1909). Trong phim có rất nhiều cảnh quay hoành tráng được thực hiện ở cố đô Huế như: Đại Nội, cổng Hiển Nhơn, sông Hương.
HTMLText_F2373D19_E64C_2C00_41D1_FD4993A8A22B_mobile.html =


Đời cát


Hãng phim Truyện Việt Nam
1999.


Biên kịch: Nguyễn Quang Lập
Đạo diễn: Nguyễn Thanh Vân
Quay phim: Nguyễn Đức Việt
Họa sĩ: Nguyễn Ngọc Tuân
Nhạc sĩ: Phó Đức Phương
Diễn viên: Mai Hoa (Bà Thoa) - Hồng Ánh (Tâm) -
Công Ninh (Huy "cụt") - Trần Thị Bé (Hảo)


-----------------------------------------------------------
Đời cát là một câu chuyện giản dị về người lính thời hậu chiến. thành công đáng chú ý của bộ phim chính là ở chỗ tác giả đã tìm ra được những ý tưởng nghệ thụât, mang đầy tính nhân văn. Không lên án, phủ định, không làm tấy lên vết thương chiến tranh đã từng làm cả một dân tộc đớn đau qua bao nhiêu thập kỷ, mà cố gắng tạo một cuộc sống mới yên lành, hướng về tương lai. Chính những tín hiệu chứa đầy tính nhân đạo và nhân văn này đã có sức đi xa, vượt qua biên giới của một đất nước để đến với cộng đồng thế giới. Để đi đến một giải pháp nghệ thuật tốt nhất, những người làm phim Đời cát đã phải vượt qua hàng trăm cây số miền Trung nắng gió để tìm cho ra cái làng Cát mơ tưởng trong kịch bản. Và để có một không gian về làng ven biển nhỏ nhoi ấy, họ đã phải nối ba, bốn địa điểm Thừa Thiên - Huế - Quảng Trị - Quảng Bình... cách xa nhau hàng trăm cây số.


Bộ phim đã đạt được các giải thưởng tại các kỳ Liên hoan Phim trong và ngoài nước như: Giải A của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1999;
Giải Nhất; Giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho Mai Hoa và Hồng Ánh tại Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 45 - 2000.
Giải thưởng lớn (Grand Prix) của Tổ chức Công giáo Quốc tế về Điện ảnh và Nghe nhìn (OCIC) tại Liên hoan phim Amien (Pháp) năm 2000.
Bông sen Vàng; Giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho Hồng Ánh (cùng với vai cô giáo Giao trong phim Thung lũng hoang vắng); Giải Đạo diễn xuất sắc nhất cho Thanh Vân; Giải Biên kịch xuất sắc nhất cho Nguyễn Quang Lập (cùng với kịch bản của phim Thung lũng hoang vắng); Giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Lan Hà tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIII - 2001.
HTMLText_F2473642_E64C_3C03_41E9_BC0B0F0E0B1A_mobile.html =


Đêm hội Long Trì


Hãng phim Truyện Việt Nam
1989


Biên kịch: Lê Phương - Hoàng Nhuận Cầm
Đạo diễn: Hải Ninh
Quay phim: Trần Trung Nhàn
Họa sĩ: Đào Đức
Nhạc sĩ: Đỗ Hồng Quân
Diễn viên: Thế Anh - Lê Vân - Thu Hà - Hoàng Cúc


-------------------------------------------------------------
Đêm Hội Long Trì là một trong những tác phẩm cổ trang, dã sử kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam, bộ phim đã tái hiện lại cổ phục triều Lê Trung Hưng trong tạo hình các nhân vật kết hợp với bối cảnh cung điện sơn son thếp vàng, qua đó phần nào đã tái hiện bản sắc văn hóa cung đình của Việt Nam xưa. Thành công của bộ phim đã được ghi nhận qua các giải thưởng: Giải Quay phim xuất sắc nhất cho Trần Trung Nhàn; Giải Thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất cho Đào Đức tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IX - 1990.
HTMLText_F24FE78E_E64C_3C00_41D9_6600F164B17E_mobile.html =


Tuổi thơ dữ dội


Hãng phim Giải phóng
1990


Biên kịch: Nguyễn Vinh Sơn - Huy Thành
Đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn
Quay phim: Lê Đình Ấn
Họa sĩ: Phạm Trịnh Trung
Nhạc sĩ: Phú Quang
Diễn viên: Vũ Thanh Bình (Mừng) - Nguyễn Hoàng Anh (Quỳnh)


-----------------------------------------------------------
Bộ phim là khúc tráng ca bi hùng về những thiếu niên đã chiến đấu và hy sinh vì cuộc chiến giải phóng dân tộc. Tuổi thơ của các em lẽ ra đầy ắp những trò chơi thả diều, câu cá, nhưng cuộc chiến tranh tàn khốc nổ ra khiến cuộc đời các em đã thay đổi mãi mãi. Sự hồn nhiên và lòng yêu nước đã tạo nên những câu chuyện cảm động và những nhân vật sống mãi với thời gian. Phim được quay tại các địa danh nổi tiếng như Đại Nội, chùa Thiên Mụ, sông Hương và đã đạt được nhiều giải thưởng trong nước như: Bông sen Bạc; Giải Đạo diễn phim đầu tay cho Nguyễn Vinh Sơn, Quay phim khá nhất cho Lê Đình Ấn, Giải Diễn viên xuất sắc nhất cho Nguyễn Thanh Bình; Bằng khen của Hội Điện ảnh Việt Nam tặng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IX – 1990; Giải A của Bộ Quốc phòng trao tặng cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật Việt Nam xuất sắc về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang sáng tác trong thời gian 1989-1994.
HTMLText_F25A48EE_E64C_3403_41C8_B6ED8AEBD02D_mobile.html =


Kiếp phù du


Hãng phim Truyện Việt Nam
1990


Biên kịch: Trần Quốc Huấn - Hải Ninh
Đạo diễn: Hải Ninh
Quay phim: Trần Trung Nhàn
Họa sĩ: Đào Đức - Vũ Huy
Nhạc sĩ: Đỗ Hồng Quân
Diễn viên: Lê Vân (Đặng Thị Huệ) - Hoàng Cúc (Dương Ngọc Hoan) -Thế Anh (Trịnh Sâm)


------------------------------------------------------------
Kiếp phù du là phần tiếp theo của bộ phim dã sử cung đình Đêm hội Long Trì, Bối cảnh dựa trên giai đoạn cuối thời kỳ chúa Trịnh với hình ảnh xuyên suốt trong phim là hình ảnh cung điện sơn son thếp vàng trong các lăng tẩm cố đô Huế, bên cạnh đó phim tái hiện hình ảnh cổ phục triều Lê Trung Hưng vào trong tạo hình của các nhân vật. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IX – 1990, bộ phim đã đạt được giải: Bông sen Bạc và Giải m nhạc khá nhất cho Đỗ Hồng Quân.



HTMLText_F2AC1567_E64C_1C00_41EC_BA7E0215B1C0_mobile.html =


Mắt biếc


Galaxy M&E - November Films
2019


Biên kịch: Victor Vũ và A-Type Machine
Đạo diễn: Victor Vũ
Giám đốc hình ảnh: Dominic Fereira
Giám đốc mỹ thuật: Chia Ci Fam
Nhạc sĩ: Chritopher Wong
Diễn viên: Trúc Anh - Trần Nghĩa


-----------------------------------------------------------
Bộ phim Mắt biếc được chuyển thể từ tiểu thuyết của tác giả Nguyễn Nhật Ánh với câu chuyện tình cảm động của Ngạn - Hà Lan cùng những thước phim thơ mộng, đầy kí ức ở Huế bộ phim đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người xem. Một số địa điểm ở Huế đã trở thành bối cảnh phim như: Trường đại học sư Phạm Huế, đồi Thiên An, đường Phan Đăng Lưu, đường Huỳnh Thúc Kháng, đường Bạch Đằng, đường Kim Long, phố cổ Bao Vinh, Cầu Bạch Hổ, làng Hà Cảng, Lăng Khải Định,...
HTMLText_F2B7040A_E64C_3C03_41E6_444A8DEF53DB_mobile.html =


Cô gái trên sông



Xí nghiệp phim Truyện Việt Nam
1987


Biên kịch: Đặng Nhật Minh
Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
Quay phim: Phạm Việt Thanh
Họa sĩ: Lê Thị Hoàn
Nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn - Phạm Trọng Cầu
Diễn viên: Minh Châu (Nguyệt) - Anh Dũng (Thu) - Hà Xuyên (Liên)
-----------------------------------------------------------
Lấy bối cảnh Huế sau ngày giải phóng, bộ phim Cô gái trên sông kể về câu chuyện của một một cô gái giang hồ trên sông Hương đi tìm lại người cán bộ cách mạng mà cô đã cứu thoát khỏi cuộc săn lùng của địch. Hình ảnh Huế cổ kính, trầm mặc, bình dị, với sông Hương, Cầu Trường Tiền qua ống kính của các nhà làm phim đã góp phần truyền tải nội dung mà bộ phim hướng tới. Bộ phim Cô gái trên sông đã giành được nhiều giải thưởng trong nước: Bông sen Bạc; Giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho Minh Châu tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VIII - 1988.
HTMLText_F2BEE6C7_E64C_1C01_41DC_C5B7410CAFB4_mobile.html =


Kỳ đài Huế những thời khắc chuyển dòng lịch sử


Phim Tài liệu
Đài Truyền hình Công an Nhân dân
2018


Biên kịch: Văn Tưởng - Phương Dung
Đạo diễn: Lê Hoàng Nam
Quay phim: Thành Đạt - Trần Thiện
Flycam: Thành Nhân - Mạnh Linh


-----------------------------------------------------------
Kỳ đài Huế hay còn gọi gọi là Cột cờ là một công trình kiến trúc quan trọng đối với kinh thành Huế. Đây là hệ thống kiến trúc bề thế và cao nhất so với kiến trúc của Kinh thành. Kỳ đài là biểu tượng vương quyền, cũng là nơi chứng kiến sự kiện bi thảm nhất của triều Nguyễn và là nơi chứng kiến chiến thắng lịch sử của cách mạng Việt Nam - nơi chứng kiến những thời khắc lịch sử của dân tộc.
HTMLText_F2C9D2A1_E64C_1400_41DA_FFD53673D650_mobile.html =


Đảo của dân ngụ cư


Blue Production và Live Media
2017.


Biên kịch: Nguyễn Quang Lập
Đạo diễn: Hồng Ánh
Đạo diễn hình ảnh: Lý Thái Dũng
Họa sĩ: Nguyễn Đình Phong
Nhạc sĩ: Nguyễn Mạnh Duy Linh
Diễn viên: Ngọc Thanh Tâm - Nhan Phúc Vinh - Phạm Hồng Phước


-----------------------------------------------------------
Đảo của dân ngụ cư là phim thuộc dòng phim nghệ thuật, phim lấy bối cảnh những năm 1990 tại một quán ăn có tên Trắng Đêm chuyên bán các món chế biến từ thịt dê ở thị trấn ven biển miền Trung. Bối cảnh phim được quay tại Huế và Hội An, với bờ biển và căn nhà cổ tuyệt đẹp.
Phim đã đạt được những giải thưởng trong nước và quốc tế như Giải Quay phim xuất sắc nhất cho Lý Thái Dũng; Giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Nhan Phúc Vinh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XX – 2017; Giải Phim xuất sắc nhất; Giải Nam chính xuất sắc nhất cho Phạm Hồng Phước; Giải Đạo diễn hình ảnh xuất sắc nhất cho Lý Thái Dũng tại Liên hoan phim Quốc Tế Asean (tại Malaysia) – 2017; Giải Đặc biệt tại Liên hoan phim Quốc tế Á u 2017 tại Kazakhstan; Bằng khen; Giải Quay phim xuất sắc cho Lý Thái Dũng; Giải Nam Diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Nhan Phúc Vinh của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2017.
HTMLText_F2DBF408_E64C_1C0F_41E5_C7DC23F5AD21_mobile.html =


Huyền thoại sông Hương


Phim Tài liệu
Đài Truyền hình Công an Nhân dân
2018


Biên kịch: Phương Dung - Văn Tưởng
Đạo diễn: Lê Hoàng Nam
Quay phim: Thành Đạt - Mạnh Linh - Trần Thiện


-----------------------------------------------------------
Sông Hương với những chất liệu văn hóa, lịch sử, tâm linh và vẻ đẹp nên thơ, đã chứng kiến bao biến cố lớn lao của lịch sử dân tộc, trong tâm khảm người Huế, sông Hương dường như không phải là dòng sông hiện hữu, nó còn là dòng chảy tâm linh huyền bí và linh thiêng như một tín ngưỡng. Tất cả đã được phản ánh qua bộ phim Huyền thoại sông Hương.
HTMLText_F2E6C137_E64C_1401_41EB_C9122511195E_mobile.html =


Tết Huế


Phim Tài liệu - Đài Truyền hình Công an Nhân dân - 2016
Biên kịch: Minh Điền
Đạo diễn: Lê Hoàng Nam
Quay phim: Nguyễn Thành Đạt - Lê Hoàng Nam
Flycam: Lâm Tứ Khoa


-----------------------------------------------------------
Bộ phim giới thiệu về những tập tục, lễ hội, các hoạt động của làng nghề truyền thống trong những ngày Tết ở Huế, nó vừa mang phong vị riêng biệt của Huế vừa có hương vị của thời đại . Có thể nói Tết Huế chính là di sản trong lòng di sản cố đô.
HTMLText_F31CB718_E644_1C00_41E8_FF39CBD04ED8_mobile.html =


Nàng thơ xứ Huế


Công ty Namcito Creative (Việt Nam) và Công ty Furmo DT (Hàn Quốc)
2019.


Đạo diễn: Bảo Nhân – Namcito


-----------------------------------------------------------
“Nàng thơ xứ Huế” giới thiệu văn hóa Huế, đưa Huế vào điện ảnh với góc nhìn mới mẻ hơn để quảng bá, giới thiệu cho khán giả một vùng đất vừa cổ kính vừa hiện đại. Đây là Series chương trình nhằm giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, ẩm thực, du lịch và phong cách sống của con người xứ Huế. Phim được quay tại làng cổ Phước Tích - Phong Điền, ngôi vườn nổi tiếng An Hiên, “thủ phủ” các loại bánh mứt Kim Long, các vườn thiền thơ mộng ở xứ Huế



HTMLText_F33BD3A8_E644_3400_419C_F73F05C846F8_mobile.html =


Gái già lắm chiêu 3: Mẹ chồng siêu giàu vs. Nàng dâu siêu chảnh


MAR6 Pictures
2020


Biên kịch: Bảo Nhân - Namcito
Đạo diễn: Bảo Nhân - Namcito
Giám đốc hình ảnh: Nguyễn Ngọc Cường C.U
Thiết kế mỹ thuật: Hà Đỗ - Phạm Hùng
Nhạc sĩ: Christopher Wong, Garrett Crosby, Ian Rees
Diễn viên: Ninh Dương Lan Ngọc - Lê Xuân Tiền -
NSND Lê Khanh – NSND Hồng Vân - Jun Vũ


-----------------------------------------------------------
Bộ phim của hai đạo diễn Nam Cito và Bảo Nhân khai thác về câu chuyện mẹ chồng nàng dâu và những uẩn khúc sau gia tộc giàu có Lê Gia tại Huế. Phim lấy bối cảnh tại Khách sạn La Residence Huế, Ancient Hue Garden Houses, Nhà vườn An Hiên, Sông An Cựu, Sông Hương, Phu Văn Lâu – Nghênh Lương Đình, Cầu Trường Tiền, biển Lăng Cô, Chùa Thiên Mụ,.... Dưới góc nhìn hiện đại và đậm chất điện ảnh, những thắng cảnh rất nổi tiếng được đưa lên màn ảnh rộng trong Gái già lắm chiêu 3 hứa hẹn sẽ thu hút thêm nhiều du khách.
Phim đã đạt được Bằng khen của Hội Điện ảnh Việt nam năm 2020



HTMLText_F3508C8A_E644_2C03_41DA_874BC2144801_mobile.html =


Em và Trịnh


Galaxy M&E
2020


Biên kịch: Phan Gia Nhật Linh - Nguyễn Thái Hà - Bình Bồng Bột
Đạo diễn: Phan Gia Nhật Linh
Giám đốc hình ảnh: Nguyễn Vinh Phúc - Dominic Pereira
Nhạc sĩ: Đức Trí
Diễn viên: Avin Lu - Trần Lực - Phạm Nguyễn Lan Thy -Hoàng Hà - Phạm Nhật Linh


-----------------------------------------------------------
Huế - thành phố bên sông Hương mộng mơ, xinh đẹp bởi áo dài, nón trắng nữ sinh, núi Ngự Bình trầm mặc trong sương, Chùa Thiên Mụ thâm nghiêm thánh
thiện… Bao đền đài, lăng tẩm của cố đô xưa thu hút khách du lịch trong nước và thế giới, tất cả hình ảnh đó đã được giới thiệu trong bộ phim Tài liệu Thành phố
bên sông Hương.
HTMLText_F35338B5_E644_1400_41C2_E96E78E06D44_mobile.html =


Ca Huế trên sông Hương


Phim tài liệu
Đài truyền hình Công an nhân dân
2020


-----------------------------------------------------------
Bộ phim giới thiệu hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của Huế - Ca Huế trên sông Hương, có người nói rằng nếu chưa nghe ca Huế trên sông Hương thì xem như chưa một lần đến Huế. Với âm sắc ngọt ngào của giọng nói xứ Huế, hòa trong không gian tĩnh mịch của đêm tối, dưới sắc nước lung linh ánh đèn sẽ làm cho bất cứ ai cũng có được một cảm giác lắng đọng tuyệt vời. Một lần được trải nghiệm là một lần nhớ mãi, là hơn một lần muốn quay trở lại... Chính vì thế, ca Huế trên sông Hương được người dân Cố đô trân trọng giữ gìn và phát triển qua hàng trăm năm nay trước bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử như một tài sản văn hóa vô giá.



HTMLText_F49E17E9_E394_6797_41D0_5A50A3120190_mobile.html =


LĂNG TỰ ĐỨC


-----------------------------------------------------------------
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) được xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách Huế 8km.
Tổng thể kiến trúc Lăng nằm trong một vòng La thành rộng khoảng 12ha, gồm gần năm mươi công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất cao, thấp hơn nhau chừng 10m. Bố cục khu lăng gồm hai phần chính, trên hai trục song song với nhau lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm Tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường. Các công trình trong Lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm đặt tên gọi.
Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Qua cửa Vụ Khiêm, đến khu vực hồ Lưu Khiêm, trên hồ có Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ, là nơi nhà vua thường đến ngắm hoa, làm thơ và đọc sách.
Đi tiếp ba bậc tam cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm Cung môn, rồi đến điện Hòa Khiêm, đây vốn là nơi làm việc của vua nhưng nay dùng để thờ phụng vua và hoàng hậu. Sau điện Hòa Khiêm đến điện Lương Khiêm, trước là chỗ nghỉ của vua và sau này trở thành nơi thờ mẹ vua, bà Từ Dũ. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm đường, nơi cất đồ ngự dụng. Phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để vua xem hát, đây được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam hiện còn được bảo tồn.
Ngay sau hai hàng tượng quan văn võ uy nghi là Bi đình (nhà bia), tấm bia làm bằng đá thanh lớn có khắc bài Khiêm Cung ký của vua Tự Đức dài 4.935 chữ để nói về cuộc đời, vương nghiệp cùng những lỗi lầm và sai phạm của mình. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch, chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ.






HTMLText_F563B13D_E394_58EE_41E7_A032D9BA540E_mobile.html =


BIỂN LĂNG CÔ


-----------------------------------------------------------------
Bãi biển Lăng Cô nằm tại huyện Phú Lộc, cách trung tâm thành phố Huế 70km về hướng Bắc. Nơi đây từng được mệnh danh là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Khung cảnh bãi biển Lăng Cô như một bức tranh thủy mặc nguyên sơ với dải cát trắng mịn, ngọn sóng bàng bạc vỗ rầm rì cùng những chiếc thuyền cá thấp thoáng mặt nước biển xanh trong màu ngọc bích




HTMLText_F571A2B1_E394_59F7_41E4_996F2498803E_mobile.html =


ĐẦM LẬP AN


-----------------------------------------------------------------
Đầm Lập An (hay còn được gọi là Vụng An Cư) là đầm nước lợ lớn ở xứ Huế và là một phần của vịnh Lăng Cô, thuộc huyện Phú Lộc, nép mình bên đèo Gia Phú và có diện tích rộng khoảng 800 ha. Đầm Lập An được bao quanh bởi dãy núi Bạch Mã ngút ngàn, kỳ vĩ; vịnh Lăng Cô trong xanh, êm đềm và con đường nhỏ ven chân núi uốn lượn quanh đầm như một dải lụa mềm mại, óng ả.




HTMLText_F5928FA8_E394_6796_41D3_B097B04F270B_mobile.html =
PHÁ TAM GIANG


-----------------------------------------------------------------
Tam Giang là tên của một vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với nhiều loại thủy, hải sản và là một vùng đất phát triển du lịch đầm phá.
Theo Đại Nam nhất thống chí, phá Tam Giang được gọi là biển cạn (Hạc Hải), đến năm 1821 mới đổi lại là Tam Giang. Tài liệu này cũng giải thích sở dĩ có tên phá Tam Giang là do sông khi đổ ra phá đã chia ra làm ba ngã: “Từ sông Lương Điền (sông Ô Lâu) chảy xuống phá, về phía Tây Nam dòng nước đổ vào một là cửa sông Tả, một là cửa sông Trung, một là cửa sông Hữu, mỗi dòng đều chảy hai đến ba dặm mà vào, nên gọi là phá Tam Giang”. Quảng Điền là huyện có diện tích mặt nước phá Tam Giang rộng lớn, khoảng 22.000 ha, nơi đây có nhiều tài nguyên động, thực vật phong phú.
Tam Giang còn là tuyến đường thủy quan trọng, là cầu nối cho sự giao lưu, thông thương phát triển kinh tế, là vùng đất có nguồn lợi về thủy sản, là điểm tiếp nối vùng kinh tế nông thôn ven biển với khu đô thị thành phố Huế.






HTMLText_F5A33E36_E394_68FA_41E8_B98527B9FB57_mobile.html =


CẦU TRƯỜNG TIỀN


-----------------------------------------------------------------
Bắc ngang qua dòng sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền được xem là biểu tượng và trung tâm cố đô, kết nối hai bờ Nam - Bắc. Công trình dài khoảng hơn 400m tính từ hai mố, lòng cầu rộng 6m. Sáu nhịp và 12 vài kết với nhau thành 6 cặp. Năm Thành Thái thứ chín (1897), chiếc cầu được nhà cầm quyền Pháp (khi ấy Khâm sứ Trung Kỳ là Levécque) giao cho hãng Eiffel (Pháp) thiết kế (do Gustave Eiffel thiết kế) và khởi công xây dựng lại bằng sắt, đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành và được mang tên vị vua này. Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn làm cầu hư hỏng nặng. Hai năm sau, tức năm Thành Thái thứ 18 (1906), chiếc cầu mới được tu sửa lại, và mặt cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.Năm 1907, khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, thì chính quyền thực dân Pháp cho đổi tên là cầu Clémenceau, theo tên của Georges Clemenceau, một Thủ tướng Pháp thời Thế chiến thứ nhất. Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu Trường Tiền được trùng tu, cầu được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ. Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng. Năm 1946, trong chiến tranh Việt - Pháp, cầu bị Việt Minh đặt mìn, giật sập hai nhịp phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ. Trong Sự kiện Tết Mậu Thân, trụ 3 và nhịp 4 bị phá hủy, khi quân Mặt trận Giải phóng miền Nam cho giật sập để cắt đường phản công của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ. Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam cầu được đổi tên thành "Tràng Tiền", mãi tới năm 1991 cầu mới được khôi phục lại tên cũ là Trường Tiền, trùng tu lần nữa. Từ Festival Huế năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt một hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, với vẻ duyên dáng của mình, cầu Trường Tiền và dòng sông Hương thơ mộng trở thành điểm đến thu hút du khách của mảnh đất cố đô.






HTMLText_F5B7DCCD_E394_69AF_41E7_FBBA7936358F_mobile.html =


SÔNG HƯƠNG


-----------------------------------------------------------------


Sông Hương hay còn gọi là Hương Giang, là con sông chảy qua địa phận thành phố Huế và các huyện, thị xã như: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang. Sông Hương bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn và chia thành 2 dòng chính là Tả Trạch và Hữu Trạch.
Sông Hương có giá trị quan trọng đối với cố đô Huế. Rất nhiều cảnh quan, kiến trúc và di sản văn hóa nổi tiếng của vùng đất cố đô đều hội tụ ở sông Hương và hai bên bờ sông. Từ những công trình kiến trúc cung đình như kinh thành, Đại Nội, lăng tẩm và đến những công trình tín ngưỡng, tôn giáo chùa thiên mụ, chánh điện, cho đến các công trình văn hóa, giáo dục, công sở, phố thị, bảo tàng, làng nghề, những con đường và công viên đẹp nhất ở Huế… đều được xây dựng dọc theo hai bờ sông.
Dòng sông thơ mộng ấy có vai trò quan trọng đối với địa lí nơi đây và hàng năm vẫn bồi đắp phù sa cho đôi bờ tươi tốt. Sông Hương đem lại nguồn tài nguyên thủy sản giàu có,phong phú và cung cấp nguồn nước dồi dào cho cư dân. Đặc biệt, sông Hương có giá trị kinh tế cao bởi đây là điểm nhấn du lịch đặc sắc trong hệ thống danh lam thắng cảnh của cả nước.






HTMLText_F5C3BA14_E394_68BD_41D0_9602BCB1AD5D_mobile.html =


LĂNG KHẢI ĐỊNH


-----------------------------------------------------------------
Nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ 10 km, Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất trong tất cả những lăng tẩm khác, nhờ những vật liệu xây dựng tân thời và ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc.
Lăng Khải Định được xây dựng trong 11 năm (1920 - 1931), kéo dài 2 đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại. Dù là công trình lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn. Lăng Khải Định có thể gây choáng ngợp cho du khách tham quan, bởi kiến trúc hình khối chữ nhật vươn cao 127 bậc cấp, ảnh hưởng từ nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo (cổng trụ hình tháp), Phật giáo (trụ biểu dạng stoupa), kiến trúc Roman Gothic (những hàng cột bát giác, vòm cửa cao rộng)... Lăng được xây dựng bằng những vật liệu tân thời như sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, được nhà vua cho người sang Pháp nhập về. Toàn bộ nội thất trong ba gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằng những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản... Cung Thiên Định, nơi chôn cất thi hài của vua Khải Định, là nơi có thiết kế đặc sắc nhất và có giá trị nghệ thuật nhất cho đến ngày hôm nay. Trên ba tầng nhà, bức “Cửu Long Ẩn Vân” (chín con rồng ẩn trong mây) được các nghệ nhân tài ba ghép từ sành sứ và đá hiếm nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản. Trong cung Thiên Định, có hai bức tượng đồng Vua Khải Định. Bức tượng bên ngoài, nhà vua mặc đồ binh sĩ Pháp, được đúc tại Việt Nam. Bức tượng trên áng thờ, tỉ lệ 1:1 được đúc tại Pháp bởi hai nghệ nhân người Pháp, và dát vàng bởi những nghệ nhân người Huế. Mộ phần của nhà vua nằm ngay dưới áng thờ này.
Lăng Khải Định chính là sự thể hiện rõ nét về sự giao thoa tư tưởng của nền văn hóa Đông – Tây. Đây là công trình có giá trị cao về mặt nghệ thuật và kiến trúc trong tất cả các lăng tẩm ở Huế.






HTMLText_F5CAAB6C_E394_6F6D_41E1_B7176587E089_mobile.html =


CHÙA THIÊN MỤ


-----------------------------------------------------------------
Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ, chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng và thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế. Chùa chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Nguyễn Hoàng, đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại đất cố đô. Biểu tưởng gắn với hình ảnh chùa Thiên Mụ là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa, mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Ngoài tháp Phước Nguyên, chùa Thiên Mụ còn có những công trình kiến trúc như điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan m…, cùng bia đá, chuông đồng. Chùa còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá về mặt lịch sử và nghệ thuật: những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật… hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ. Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng, chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, trang nghiêm và linh thiêng.
### Label Label_7D991D25_6B1C_A4B6_41D7_5CAE4FAD85D5.text = {{TITLE}} Label_C80DD4DB_D77A_438A_41DD_C911C88E309F.text = EM VÀ TRỊNH Label_C819A2BB_D77A_478B_41DF_96770AAA2FEF.text = GÁI GIÀ LẮM CHIÊU 3 Label_C82E1B8C_D77A_458D_419B_AA058DD8AF86.text = CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG Label_C83AA48A_D77B_C38A_41E8_8978EAF13493.text = CÔ GÁI TRÊN SÔNG Label_C83C98A2_D77A_43BA_41E2_E8B5751669F8.text = NÀNG THƠ XỨ HUẾ Label_C8504E93_D77A_7F9B_41BF_0206010EF9C2.text = GÁI GIÀ LẮM CHIÊU 5 Label_C93676EC_D77B_CF8D_41C4_726FA26F4B72.text = ĐÊM HỘI LONG TRÌ Label_C94A3DB4_D77A_3D9D_41E2_88BB696186F9.text = HẸN GẶP LẠI SÀI GÒN Label_C9523939_D77B_C297_41EA_5F4878151660.text = TUỔI THƠ DỮ DỘI Label_C95D7B9C_D77B_C58D_41E5_A722C4E95F52.text = KIẾP PHÙ DU Label_C96BD1C2_D77A_45FA_41E3_109D6A643AC8.text = ĐỜI CÁT Label_C97D7FB3_D77A_3D9B_41E4_47FA7ABB7DAE.text = ĐÔNG DƯƠNG Label_C98A95F2_D77A_4D9A_41E4_3EAA782DDE08.text = NHÌN RA BIỂN CẢ Label_C99BD3EB_D77A_458B_41BD_1426266E3086.text = TRĂNG NƠI ĐÁY GIẾNG Label_C9AD8A2C_D77A_468D_41E7_4D700986F6A9.text = ĐẢO CỦA DÂN NGỤ CƯ Label_C9BA7823_D77A_42BB_41DC_661483B16B6A.text = TẾT HUẾ Label_C9CE5E73_D77A_5E9B_41E8_23158495D79C.text = MẮT BIẾC Label_C9DCFC53_D77A_429B_41D9_A71621D0E2CF.text = HUYỀN THOẠI SÔNG HƯƠNG Label_C9F1E092_D77A_4395_41E8_E422702D18FC.text = KỲ ĐÀI HUẾ NHỮNG THỜI KHẮC CHUYỂN DÒNG LỊCH SỬ Label_CC155451_D5AF_268E_41D5_DD7C0FD13AA9.text = LĂNG TỰ ĐỨC Label_CCE24962_D5AB_6E92_41E1_CD478A3B0CC4.text = ĐẠI NỘI Label_CCE24962_D5AB_6E92_41E1_CD478A3B0CC4_mobile.text = ĐẠI NỘI Label_CE2134B1_D5B9_278F_41E7_B2BCA803FF03.text = SÔNG HƯƠNG Label_CF1FBC7F_D5B8_E772_41E7_C8E1DB01EF78.text = LĂNG KHẢI ĐỊNH Label_CF208870_D5B9_2E8E_41D5_963130891F4E.text = CHÙA THIÊN MỤ Label_CF3CD4F7_D5AB_6772_41E6_1BBF61B2EBBB.text = ĐẦM LẬP AN Label_CF44DBBE_D5AB_21F2_41DD_0520C7909FB4.text = PHÁ TAM GIANG Label_CF531010_D5AB_5E8E_41BF_E6DF52E41C76.text = BIỂN LĂNG CÔ Label_CF868460_D5A7_668E_41C8_E7802E998B4E.text = CẦU TRƯỜNG TIỀN Label_D8D78246_D6BA_46FA_41E0_0405049DAFFB.text = THÀNH PHỐ BÊN SÔNG HƯƠNG Label_D8D78246_D6BA_46FA_41E0_0405049DAFFB_mobile.text = THÀNH PHỐ BÊN SÔNG HƯƠNG Label_E1FF7FD5_FB54_8DFA_41C4_4A301232A87D.text = SƠ ĐỒ THAM QUAN: Label_E1FF7FD5_FB54_8DFA_41C4_4A301232A87D_mobile.text = SƠ ĐỒ THAM QUAN: Label_F02E6170_E394_7B75_41D0_E682F6817224.text = DANH MỤC THAM QUAN: Label_F05DB836_E644_3400_41C2_2BD2ED01441F_mobile.text = THÀNH PHỐ BÊN SÔNG HƯƠNG Label_F20CE22B_D152_9A97_41B5_FEDA2514CAE8.text = {{TITLE}} Label_F20F2D1A_E64C_2C00_41DD_B5F632565D42_mobile.text = ĐỜI CÁT Label_F21F3E80_E64C_2C00_41D0_34CBD4FA1ECD_mobile.text = THÀNH PHỐ BÊN SÔNG HƯƠNG Label_F2218A62_E64C_3400_41E1_6722C9801CD1_mobile.text = HẸN GẶP LẠI SÀI GÒN Label_F23E0BC2_E64C_3400_41B6_CA02A2774594_mobile.text = ĐÔNG DƯƠNG Label_F244E78F_E64C_3C00_41E3_2FC347B8BBE1_mobile.text = TUỔI THƠ DỮ DỘI Label_F25278EF_E64C_3401_41E4_3849248B9FCA_mobile.text = KIẾP PHÙ DU Label_F25C3643_E64C_3C01_41DF_A8D834BB176C_mobile.text = ĐÊM HỘI LONG TRÌ Label_F2A4E568_E64C_1C00_41B2_3AF329FB2A3F_mobile.text = MẮT BIẾC Label_F2B6C6C8_E64C_1C0F_41E3_6ED667478CA3_mobile.text = KỲ ĐÀI HUẾ NHỮNG THỜI KHẮC CHUYỂN DÒNG LÍCH SỬ Label_F2B7840B_E64C_3C01_41E4_754048A822A2_mobile.text = CÔ GÁI TRÊN SÔNG Label_F2C1A2A2_E64C_1400_41C2_016B8D4B0070_mobile.text = ĐẢO CỦA DÂN NGỤ CƯ Label_F2D3C409_E64C_1C01_41E6_D35699A8825D_mobile.text = HUYỀN THOẠI SÔNG HƯƠNG Label_F2EFBFDC_E64C_2C07_41E2_C57722261A64_mobile.text = NHÌN RA BIỂN CẢ Label_F2FED138_E64C_140F_41E7_90EE6C37D8C4_mobile.text = TẾT HUẾ Label_F3177719_E644_1C00_41E6_59AED8B1BB77_mobile.text = NÀNG THƠ XỨ HUẾ Label_F3292C8B_E644_2C01_41DD_29F1181C701B_mobile.text = EM VÀ TRỊNH Label_F32BF8B6_E644_1400_41E9_E25541C089B1_mobile.text = CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG Label_F33393A9_E644_3400_41EC_12AC546A6AE2_mobile.text = GÁI GIÀ LẮM CHIÊU 3 Label_F49FD7EA_E394_6795_41E0_A84223241728_mobile.text = LĂNG TỰ ĐỨC Label_F56BD13E_E394_58EA_419B_83DE11386318_mobile.text = BIỂN LĂNG CÔ Label_F579C2B3_E394_59FB_41CF_952F00EAE068_mobile.text = ĐẦM LẬP AN Label_F59A9FA9_E394_6796_41C6_66546CF7DF31_mobile.text = PHÁ TAM GIANG Label_F5AB6E38_E394_68F6_41E0_A5396210E800_mobile.text = CẦU TRƯỜNG TIỀN Label_F5B2BB6D_E394_6F6F_41E0_E687F7FD1845_mobile.text = ĐẠI NỘI Label_F5BE0CCE_E394_69AD_41DA_C374DA4868C3_mobile.text = SÔNG HƯƠNG Label_F5CBEA15_E394_68BF_41D8_789B5B371088_mobile.text = LĂNG KHẢI ĐỊNH ## Media ### Subtitle panorama_C2446C3C_CECE_8497_41BF_03369A86D0D6.subtitle = Cầu Bán Nguyệt tọa lạc ở bờ Bắc sông Hương, thành phố Huế. Cầu Bán Nguyệt là địa điểm thu hút người dân địa phương và khách du lịch đến tham quan, thưởng thức cảnh đẹp. Tuyến đường đi bộ luôn tấp nập người tập thể dục, đạp xe, chạy bộ mỗi ngày. Cầu Bán Nguyệt ở Bến Me đã góp phần khiến khung cảnh sông Hương thêm thơ mộng, trữ tình. \ \ \ panorama_C5E37423_CED1_84B2_41BF_3D4D661E90D8.subtitle = Biển Hải Dương tọa lạc tại huyện Hương Trà, cách thành phố Huế khoảng 15km, nơi đây vẫn giữ nguyên được nét đẹp hoang sơ. Biển Hải Dương đem đến cảm giác yên bình với bầu không khí trong lành, những chiếc thuyền bè ẩn hiện ngoài khơi, tiếng sóng biển rì rào, tiếng cười nói rôm rả của ngư dân. Nơi còn sở hữu con đập chắn sóng gồm những tảng đá phủ rêu xanh được xếp chồng lên nhau một cách ngẫu nhiên tạo sự hùng vĩ cho khung cảnh. panorama_C5E3974E_CED1_84F3_41E9_588A5BB21520.subtitle = Làng cổ Phước Tích tọa lạc bên dòng sông Ô Lâu, cách trung tâm thành phố Huế 35km về hướng Bắc. Với tuổi đời trên 500 năm, Phước Tích là ngôi làng cổ thứ hai được xếp hạng di tích quốc gia sau làng cổ Đường Lâm (Hà Nội). Phước Tích đang dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa dân gian độc đáo mà nơi đây còn lưu giữ. \ Trải qua bao năm tháng lịch sử, Phước Tích vẫn giữ được những giá trị di sản văn hóa của một làng quê nổi tiếng với quần thể di tích kiến trúc dân gian bao gồm 36 ngôi nhà rường cổ trên 100 tuổi còn khá nguyên vẹn, được chạm khắc những họa tiết, hoa văn tinh xảo. Làng cổ Phước Tích sở hữu hệ thống các di tích tín ngưỡng, tôn giáo như: đình, chùa, miếu, nhà thờ của các họ tộc; các di tích của nền văn hoá Champa; những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm... \ Làng Phước Tích nổi tiếng khắp cả nước bởi nghề làm gốm, tất cả các sản phẩm gốm cổ đều được làm bằng tay và đun bằng củi trong các lò sấp, lò ngửa. Đến với ngôi nhà rường trưng bày các sản phẩm gốm Phước Tích của ông Lê Trọng Diễn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng nghìn sản phẩm gốm truyền thống của làng, bao gồm đồ gốm do gia đình tự sản xuất với đầy đủ 63 mẫu mã của gốm làng Phước Tích và các kỷ vật bằng gốm như trách, chậu, om, niêu, ấm, cối tiêu, chum… Đặc biệt là bộ om ngự, phỏng theo bộ om dâng lên vua Minh Mạng. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội trải nghiệm những công đoạn nhào nặn, trang trí gốm, tự tạo ra những sản phẩm gốm của riêng mình. panorama_C5E3CBBF_CED1_8392_41E0_E9E3173D3F19.subtitle = Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) được xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách Huế 8km. \ Tổng thể kiến trúc Lăng nằm trong một vòng La thành rộng khoảng 12ha, gồm gần năm mươi công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất cao, thấp hơn nhau chừng 10m. Bố cục khu lăng gồm hai phần chính, trên hai trục song song với nhau lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm Tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường. Các công trình trong Lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm đặt tên gọi. \ Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Qua cửa Vụ Khiêm, đến khu vực hồ Lưu Khiêm, trên hồ có Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ, là nơi nhà vua thường đến ngắm hoa, làm thơ và đọc sách. \ Đi tiếp ba bậc tam cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm Cung môn, rồi đến điện Hòa Khiêm, đây vốn là nơi làm việc của vua nhưng nay dùng để thờ phụng vua và hoàng hậu. Sau điện Hòa Khiêm đến điện Lương Khiêm, trước là chỗ nghỉ của vua và sau này trở thành nơi thờ mẹ vua, bà Từ Dũ. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm đường, nơi cất đồ ngự dụng. Phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để vua xem hát, đây được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam hiện còn được bảo tồn. \ Ngay sau hai hàng tượng quan văn võ uy nghi là Bi đình (nhà bia), tấm bia làm bằng đá thanh lớn có khắc bài Khiêm Cung ký của vua Tự Đức dài 4.935 chữ để nói về cuộc đời, vương nghiệp cùng những lỗi lầm và sai phạm của mình. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch, chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ. panorama_C5E40585_CED1_8476_41D7_6942ECDE6B23.subtitle = Bãi biển Lăng Cô nằm tại huyện Phú Lộc, cách trung tâm thành phố Huế 70km về hướng Bắc. Nơi đây từng được mệnh danh là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Khung cảnh bãi biển Lăng Cô như một bức tranh thủy mặc nguyên sơ với dải cát trắng mịn, ngọn sóng bàng bạc vỗ rầm rì cùng những chiếc thuyền cá thấp thoáng mặt nước biển xanh trong màu ngọc bích. \ \ \ panorama_C5E40ED5_CED1_8596_41C4_573CDB0D541B.subtitle = Nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ 10 km, Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất trong tất cả những lăng tẩm khác, nhờ những vật liệu xây dựng tân thời và ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc. \ Lăng Khải Định được xây dựng trong 11 năm (1920 - 1931), kéo dài 2 đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại. Dù là công trình lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn. Lăng Khải Định có thể gây choáng ngợp cho du khách tham quan, bởi kiến trúc hình khối chữ nhật vươn cao 127 bậc cấp, ảnh hưởng từ nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo (cổng trụ hình tháp), Phật giáo (trụ biểu dạng stoupa), kiến trúc Roman Gothic (những hàng cột bát giác, vòm cửa cao rộng)... Lăng được xây dựng bằng những vật liệu tân thời như sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, được nhà vua cho người sang Pháp nhập về. Toàn bộ nội thất trong ba gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằng những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản... Cung Thiên Định, nơi chôn cất thi hài của vua Khải Định, là nơi có thiết kế đặc sắc nhất và có giá trị nghệ thuật nhất cho đến ngày hôm nay. Trên ba tầng nhà, bức “Cửu Long Ẩn Vân” (chín con rồng ẩn trong mây) được các nghệ nhân tài ba ghép từ sành sứ và đá hiếm nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản. Trong cung Thiên Định, có hai bức tượng đồng Vua Khải Định. Bức tượng bên ngoài, nhà vua mặc đồ binh sĩ Pháp, được đúc tại Việt Nam. Bức tượng trên áng thờ, tỉ lệ 1:1 được đúc tại Pháp bởi hai nghệ nhân người Pháp, và dát vàng bởi những nghệ nhân người Huế. Mộ phần của nhà vua nằm ngay dưới áng thờ này. \ Lăng Khải Định chính là sự thể hiện rõ nét về sự giao thoa tư tưởng của nền văn hóa Đông – Tây. Đây là công trình có giá trị cao về mặt nghệ thuật và kiến trúc trong tất cả các lăng tẩm ở Huế. panorama_C5E43AB2_CED1_8D93_41D8_C0A4C024609F.subtitle = Sông Hương hay còn gọi là Hương Giang, là con sông chảy qua địa phận thành phố Huế và các huyện, thị xã như: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang. Sông Hương bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn và chia thành 2 dòng chính là Tả Trạch và Hữu Trạch. \ Sông Hương có giá trị quan trọng đối với cố đô Huế. Rất nhiều cảnh quan, kiến trúc và di sản văn hóa nổi tiếng của vùng đất cố đô đều hội tụ ở sông Hương và hai bên bờ sông. Từ những công trình kiến trúc cung đình như kinh thành, Đại Nội, lăng tẩm và đến những công trình tín ngưỡng, tôn giáo chùa thiên mụ, chánh điện, cho đến các công trình văn hóa, giáo dục, công sở, phố thị, bảo tàng, làng nghề, những con đường và công viên đẹp nhất ở Huế… đều được xây dựng dọc theo hai bờ sông. \ Dòng sông thơ mộng ấy có vai trò quan trọng đối với địa lí nơi đây và hàng năm vẫn bồi đắp phù sa cho đôi bờ tươi tốt. Sông Hương đem lại nguồn tài nguyên thủy sản giàu có,phong phú và cung cấp nguồn nước dồi dào cho cư dân. Đặc biệt, sông Hương có giá trị kinh tế cao bởi đây là điểm nhấn du lịch đặc sắc trong hệ thống danh lam thắng cảnh của cả nước. panorama_C5E4CF32_CED1_8492_41DF_3C00486C6223.subtitle = Tam Giang là tên của một vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với nhiều loại thủy, hải sản và là một vùng đất phát triển du lịch đầm phá. \ Theo Đại Nam nhất thống chí, phá Tam Giang được gọi là biển cạn (Hạc Hải), đến năm 1821 mới đổi lại là Tam Giang. Tài liệu này cũng giải thích sở dĩ có tên phá Tam Giang là do sông khi đổ ra phá đã chia ra làm ba ngã: “Từ sông Lương Điền (sông Ô Lâu) chảy xuống phá, về phía Tây Nam dòng nước đổ vào một là cửa sông Tả, một là cửa sông Trung, một là cửa sông Hữu, mỗi dòng đều chảy hai đến ba dặm mà vào, nên gọi là phá Tam Giang”. Quảng Điền là huyện có diện tích mặt nước phá Tam Giang rộng lớn, khoảng 22.000 ha, nơi đây có nhiều tài nguyên động, thực vật phong phú. \ Tam Giang còn là tuyến đường thủy quan trọng, là cầu nối cho sự giao lưu, thông thương phát triển kinh tế, là vùng đất có nguồn lợi về thủy sản, là điểm tiếp nối vùng kinh tế nông thôn ven biển với khu đô thị thành phố Huế. \ \ panorama_C5FC154B_CECE_84F2_41C1_FD6BE6DE6E52.subtitle = Bắc ngang qua dòng sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền được xem là biểu tượng và trung tâm cố đô, kết nối hai bờ Nam - Bắc. Công trình dài khoảng hơn 400m tính từ hai mố, lòng cầu rộng 6m. Sáu nhịp và 12 vài kết với nhau thành 6 cặp. Năm Thành Thái thứ chín (1897), chiếc cầu được nhà cầm quyền Pháp (khi ấy Khâm sứ Trung Kỳ là Levécque) giao cho hãng Eiffel (Pháp) thiết kế (do Gustave Eiffel thiết kế) và khởi công xây dựng lại bằng sắt, đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành và được mang tên vị vua này. Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn làm cầu hư hỏng nặng. Hai năm sau, tức năm Thành Thái thứ 18 (1906), chiếc cầu mới được tu sửa lại, và mặt cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.Năm 1907, khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, thì chính quyền thực dân Pháp cho đổi tên là cầu Clémenceau, theo tên của Georges Clemenceau, một Thủ tướng Pháp thời Thế chiến thứ nhất. Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu Trường Tiền được trùng tu, cầu được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ. Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng. Năm 1946, trong chiến tranh Việt - Pháp, cầu bị Việt Minh đặt mìn, giật sập hai nhịp phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ. Trong Sự kiện Tết Mậu Thân, trụ 3 và nhịp 4 bị phá hủy, khi quân Mặt trận Giải phóng miền Nam cho giật sập để cắt đường phản công của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ. Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam cầu được đổi tên thành "Tràng Tiền", mãi tới năm 1991 cầu mới được khôi phục lại tên cũ là Trường Tiền, trùng tu lần nữa. Từ Festival Huế năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt một hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại. \ Trải qua những thăng trầm lịch sử, với vẻ duyên dáng của mình, cầu Trường Tiền và dòng sông Hương thơ mộng trở thành điểm đến thu hút du khách của mảnh đất cố đô. \ \ \ panorama_C5FC60CA_CECE_BDF3_41DE_6F9BCE5E9401.subtitle = Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ, chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng và thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế. Chùa chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Nguyễn Hoàng, đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại đất cố đô. Biểu tưởng gắn với hình ảnh chùa Thiên Mụ là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa, mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Ngoài tháp Phước Nguyên, chùa Thiên Mụ còn có những công trình kiến trúc như điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan m…, cùng bia đá, chuông đồng. Chùa còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá về mặt lịch sử và nghệ thuật: những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật… hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ. Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng, chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, trang nghiêm và linh thiêng. panorama_C5FC8D55_CECE_8496_4154_295AAE73D7B2.subtitle = Hoàng thành Huế hay còn được gọi là Đại Nội, là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng thành và Tử Cấm thành là Đại Nội.Đây là di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. \ Hoàng thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố trí trên một trục đối xứng, trong đó trục chính giữa được bố trí các công trình chỉ dành cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ". Ngay cả trong các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự "tả chiêu hữu mục" (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian). Mặc dù có rất nhiều công trình lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực Hoàng thành nhưng tất cả đều được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm. Tuy quy mô của mỗi công trình có khác nhau, nhưng về tổng thể, các cung điện ở đây đều làm theo kiểu "trùng lương trùng thiềm" (hay còn gọi là "trùng thiềm điệp ốc" - kiểu nhà kép hai mái trên một nền), đặt trên nền đá cao, vỉa ốp đá Thanh, nền lát gạch Bát Tràng có tráng men xanh hoặc vàng, mái cũng được lợp bằng một loại ngói đặc biệt hình ống có tráng men thường gọi là ngói Thanh lưu ly (nếu có màu xanh) hoặc Hoàng lưu ly (nếu có màu vàng). Các cột được sơn thếp theo mô típ long - vân (rồng-mây). Nội thất cung điện thường được trang trí theo cùng một phong cách nhất thi nhất họa (một bài thơ kèm một bức tranh) với rất nhiều thơ bằng chữ Hán và các mảng chạm khắc trên gỗ theo đề tài bát bửu, hay theo đề tài tứ thời). \ Trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, công trình kiến trúc Đại Nội Kinh thành Huế vẫn luôn mang trong mình giá trị văn hóa truyền thống của lịch sử triều Nguyễn để lại. panorama_C5FCD910_CECE_8C6F_41B4_7EAA22C78DE0.subtitle = Đầm Lập An (hay còn được gọi là Vụng An Cư) là đầm nước lợ lớn ở xứ Huế và là một phần của vịnh Lăng Cô, thuộc huyện Phú Lộc, nép mình bên đèo Gia Phú và có diện tích rộng khoảng 800 ha. Đầm Lập An được bao quanh bởi dãy núi Bạch Mã ngút ngàn, kỳ vĩ; vịnh Lăng Cô trong xanh, êm đềm và con đường nhỏ ven chân núi uốn lượn quanh đầm như một dải lụa mềm mại, óng ả ### Title album_C14AEEB8_D6BA_5F95_41E5_2404235D561B.label = 3 Đêm hội long trì album_C14AEEB8_D6BA_5F95_41E5_2404235D561B_0.label = 1 album_C14AEEB8_D6BA_5F95_41E5_2404235D561B_1.label = 2 album_C14AEEB8_D6BA_5F95_41E5_2404235D561B_2.label = 3 album_C14AEEB8_D6BA_5F95_41E5_2404235D561B_3.label = 4 album_C14AEEB8_D6BA_5F95_41E5_2404235D561B_4.label = 5 album_C726925A_D6DA_4695_41B7_C4C9F23461BE.label = 1 Thành phố bên sông Hương album_C726925A_D6DA_4695_41B7_C4C9F23461BE_0.label = THANH PHO BEN SONG HUONG (3) album_C726925A_D6DA_4695_41B7_C4C9F23461BE_1.label = THANH PHO BEN SONG HUONG (4) album_C726925A_D6DA_4695_41B7_C4C9F23461BE_10.label = THANH PHO BEN SONG HUONG(8) album_C726925A_D6DA_4695_41B7_C4C9F23461BE_2.label = THANH PHO BEN SONG HUONG (7) album_C726925A_D6DA_4695_41B7_C4C9F23461BE_3.label = THANH PHO BEN SONG HUONG (12) album_C726925A_D6DA_4695_41B7_C4C9F23461BE_4.label = THANH PHO BEN SONG HUONG (13) album_C726925A_D6DA_4695_41B7_C4C9F23461BE_5.label = THANH PHO BEN SONG HUONG (14) album_C726925A_D6DA_4695_41B7_C4C9F23461BE_6.label = THANH PHO BEN SONG HUONG (19) album_C726925A_D6DA_4695_41B7_C4C9F23461BE_7.label = THANH PHO BEN SONG HUONG (26) album_C726925A_D6DA_4695_41B7_C4C9F23461BE_8.label = THANH PHO BEN SONG HUONG (27) album_C726925A_D6DA_4695_41B7_C4C9F23461BE_9.label = THANH PHO BEN SONG HUONG(5) album_C9D39608_D74E_4E75_41BA_89981FB214EA.label = 19-CA HUE TREN SONG HUONG (2020) album_C9D39608_D74E_4E75_41BA_89981FB214EA_0.label = CA HUE TREN SONG HUONG (1) album_C9D39608_D74E_4E75_41BA_89981FB214EA_1.label = CA HUE TREN SONG HUONG (2) album_C9D39608_D74E_4E75_41BA_89981FB214EA_2.label = CA HUE TREN SONG HUONG (4) album_C9D39608_D74E_4E75_41BA_89981FB214EA_3.label = CA HUE TREN SONG HUONG (5) album_C9D39608_D74E_4E75_41BA_89981FB214EA_4.label = CA HUE TREN SONG HUONG (7) album_C9D39608_D74E_4E75_41BA_89981FB214EA_5.label = CA HUE TREN SONG HUONG (11) album_C9D39608_D74E_4E75_41BA_89981FB214EA_6.label = CA HUE TREN SONG HUONG (14) album_CADE3D30_D74A_4295_41E3_8EAAEFF3DE1D.label = 17-em va trinh (2020) album_CADE3D30_D74A_4295_41E3_8EAAEFF3DE1D_0.label = 1 album_CADE3D30_D74A_4295_41E3_8EAAEFF3DE1D_1.label = 2 album_CADE3D30_D74A_4295_41E3_8EAAEFF3DE1D_2.label = 3 album_CADE3D30_D74A_4295_41E3_8EAAEFF3DE1D_3.label = 4 album_CB7F3B9B_D75A_458B_41E1_0AD4673C8601.label = 13- Huyền thoại sông Hương (Dòng sông phẳng lặng) (2005) album_CB7F3B9B_D75A_458B_41E1_0AD4673C8601_0.label = HUYEN THOAI SONG HUONG (3) album_CB7F3B9B_D75A_458B_41E1_0AD4673C8601_1.label = HUYEN THOAI SONG HUONG (4) album_CB7F3B9B_D75A_458B_41E1_0AD4673C8601_2.label = HUYEN THOAI SONG HUONG (6) album_CB7F3B9B_D75A_458B_41E1_0AD4673C8601_3.label = HUYEN THOAI SONG HUONG (7) album_CB7F3B9B_D75A_458B_41E1_0AD4673C8601_4.label = HUYEN THOAI SONG HUONG (12) album_CB7F3B9B_D75A_458B_41E1_0AD4673C8601_5.label = HUYEN THOAI SONG HUONG (17) album_CB7F3B9B_D75A_458B_41E1_0AD4673C8601_6.label = HUYEN THOAI SONG HUONG (22) album_CB7F3B9B_D75A_458B_41E1_0AD4673C8601_7.label = HUYEN THOAI SONG HUONG (26) album_CB7F3B9B_D75A_458B_41E1_0AD4673C8601_8.label = HUYEN THOAI SONG HUONG (29) album_CB7F3B9B_D75A_458B_41E1_0AD4673C8601_9.label = HUYEN THOAI SONG HUONG (30) album_CBA1C4AA_D77A_43B5_4199_78BE240D85AE.label = 18- Nàng thơ xứ Huế (2020) album_CBA1C4AA_D77A_43B5_4199_78BE240D85AE_0.label = 1 album_CBA1C4AA_D77A_43B5_4199_78BE240D85AE_1.label = 2 album_CBA1C4AA_D77A_43B5_4199_78BE240D85AE_10.label = 14 album_CBA1C4AA_D77A_43B5_4199_78BE240D85AE_11.label = 15 album_CBA1C4AA_D77A_43B5_4199_78BE240D85AE_2.label = 3 album_CBA1C4AA_D77A_43B5_4199_78BE240D85AE_3.label = 4 album_CBA1C4AA_D77A_43B5_4199_78BE240D85AE_4.label = 5 album_CBA1C4AA_D77A_43B5_4199_78BE240D85AE_5.label = 6 album_CBA1C4AA_D77A_43B5_4199_78BE240D85AE_6.label = 7 album_CBA1C4AA_D77A_43B5_4199_78BE240D85AE_7.label = 10 album_CBA1C4AA_D77A_43B5_4199_78BE240D85AE_8.label = 11 album_CBA1C4AA_D77A_43B5_4199_78BE240D85AE_9.label = 12 album_CBC22068_D756_42B6_41E3_5EB206C2E932.label = 15- KY DAI HUE những thời khắc chuyển dòng lịch sử (2018) album_CBC22068_D756_42B6_41E3_5EB206C2E932_0.label = KY DAI HUE (21) album_CBC22068_D756_42B6_41E3_5EB206C2E932_1.label = KY DAI HUE (30) album_CBC22068_D756_42B6_41E3_5EB206C2E932_2.label = KY DAI HUE (35) album_CBC22068_D756_42B6_41E3_5EB206C2E932_3.label = KY DAI HUE (37) album_CBD6D202_D74A_C67A_41D5_649EBDC4CA41.label = 16-Gái già lắm chiêu3 (2019-2021) album_CBD6D202_D74A_C67A_41D5_649EBDC4CA41_4.label = GGLC3_Đoàn ca Huế với tiết mục Chầu Văn trong 1 cảnh quay trên Ngự Thuyền Long Quan album_CBD6D202_D74A_C67A_41D5_649EBDC4CA41_5.label = GGLC3_Đoàn nhã nhạc cung đình_1 album_CBD6D202_D74A_C67A_41D5_649EBDC4CA41_6.label = GGLC3_Đoàn nhã nhạc cung đình_2 album_CBD6D202_D74A_C67A_41D5_649EBDC4CA41_7.label = GGLC3_Một cảnh quay trên chiếc ghe nhỏ giữa dòng An Cựu album_CBD6D202_D74A_C67A_41D5_649EBDC4CA41_8.label = GGLC3_Nem công chả phượng trên bàn tiệc trong 1 cảnh quay album_CBD6D202_D74A_C67A_41D5_649EBDC4CA41_9.label = GGLC3_NSND Hồng Vân trong 1 cảnh quay cùng đoàn nhã nhạc cung đình album_CCF62EBA_D75A_5F95_41E6_1FE9FC2C84A5.label = 14- Mắt biếc (2019) album_CCF62EBA_D75A_5F95_41E6_1FE9FC2C84A5_0.label = 1 album_CCF62EBA_D75A_5F95_41E6_1FE9FC2C84A5_1.label = 2 album_CCF62EBA_D75A_5F95_41E6_1FE9FC2C84A5_2.label = 3 album_CCF62EBA_D75A_5F95_41E6_1FE9FC2C84A5_3.label = 4 album_CCF62EBA_D75A_5F95_41E6_1FE9FC2C84A5_4.label = 5 album_CCF62EBA_D75A_5F95_41E6_1FE9FC2C84A5_5.label = 6 album_CCF62EBA_D75A_5F95_41E6_1FE9FC2C84A5_6.label = 8 album_CCF62EBA_D75A_5F95_41E6_1FE9FC2C84A5_7.label = 10 album_CCF62EBA_D75A_5F95_41E6_1FE9FC2C84A5_8.label = 12 album_CCF62EBA_D75A_5F95_41E6_1FE9FC2C84A5_9.label = 13 album_CE0A498D_D6B6_C58E_41E1_475660FFA221.label = 8- Đời cát (1999) album_CE0A498D_D6B6_C58E_41E1_475660FFA221_0.label = 4 album_CE0A498D_D6B6_C58E_41E1_475660FFA221_1.label = Doi cat 1 album_CE0A498D_D6B6_C58E_41E1_475660FFA221_2.label = Doi cat 3 album_CE0F07A2_D6BA_4DB5_41CD_2D0642A6A9A2.label = 6-Hẹn gặp lại sài gòn (1990) album_CE0F07A2_D6BA_4DB5_41CD_2D0642A6A9A2_0.label = 1 album_CE0F07A2_D6BA_4DB5_41CD_2D0642A6A9A2_1.label = 2 album_CE0F07A2_D6BA_4DB5_41CD_2D0642A6A9A2_2.label = 3 album_CE0F07A2_D6BA_4DB5_41CD_2D0642A6A9A2_3.label = Hen gap lai Sai Gon - 4 album_CE18315A_D6B6_428A_41E3_F8A46029340F.label = 9-Trăng nơi đáy giếng (2007) album_CE18315A_D6B6_428A_41E3_F8A46029340F_0.label = TRANG NOI DAY GIENG (2) album_CE18315A_D6B6_428A_41E3_F8A46029340F_1.label = TRANG NOI DAY GIENG (3) album_CE18315A_D6B6_428A_41E3_F8A46029340F_2.label = TRANG NOI DAY GIENG (4) album_CE1F94AF_D6BA_438B_41D8_8A6E1BBC6E8B.label = 5 Kiếp phù du album_CE1F94AF_D6BA_438B_41D8_8A6E1BBC6E8B_0.label = 1 album_CE1F94AF_D6BA_438B_41D8_8A6E1BBC6E8B_1.label = 2 album_CE1F94AF_D6BA_438B_41D8_8A6E1BBC6E8B_2.label = 3 album_CE446832_D6B9_C295_41E8_CD94E6269AA5.label = 7- DONG DUONG (1993) album_CE446832_D6B9_C295_41E8_CD94E6269AA5_0.label = DONG DUONG (2) - Đại nội album_CE446832_D6B9_C295_41E8_CD94E6269AA5_1.label = DONG DUONG (3) album_CE580741_D6BA_4EF7_41EA_04A4C0EF738A.label = 4 Tuổi thơ dữ dội album_CE580741_D6BA_4EF7_41EA_04A4C0EF738A_0.label = Tuoi tho du doi 1 album_CE580741_D6BA_4EF7_41EA_04A4C0EF738A_1.label = Tuoi tho du doi 2 album_CE580741_D6BA_4EF7_41EA_04A4C0EF738A_2.label = Tuoi tho du doi 3 album_CE580741_D6BA_4EF7_41EA_04A4C0EF738A_3.label = Tuoi tho du doi 4 album_CE580741_D6BA_4EF7_41EA_04A4C0EF738A_4.label = Tuoi tho du doi 5 album_CE580741_D6BA_4EF7_41EA_04A4C0EF738A_5.label = Tuoi tho du doi 6 album_CE580741_D6BA_4EF7_41EA_04A4C0EF738A_6.label = Tuoi tho du doi 7 album_CE580741_D6BA_4EF7_41EA_04A4C0EF738A_7.label = Tuoi tho du doi 8 album_CE580741_D6BA_4EF7_41EA_04A4C0EF738A_8.label = Tuoi tho du doi 9 album_CE580741_D6BA_4EF7_41EA_04A4C0EF738A_9.label = Tuoi tho du doi 11 album_CE5D923D_D74A_468F_41DC_73CC481F61F4.label = 11-TET HUE (2016) album_CE5D923D_D74A_468F_41DC_73CC481F61F4_0.label = Cầu Trường Tiền - Cảnh trong phim Tết Huế 2 album_CE5D923D_D74A_468F_41DC_73CC481F61F4_1.label = Đại nội - Cảnh trong phim Tết Huế album_CE5D923D_D74A_468F_41DC_73CC481F61F4_2.label = Kỳ Đài Huế album_CE5D923D_D74A_468F_41DC_73CC481F61F4_3.label = Nghề làm hoa giấy 1- tet hue (27) album_CE5D923D_D74A_468F_41DC_73CC481F61F4_4.label = tet hue (5) album_CE5D923D_D74A_468F_41DC_73CC481F61F4_5.label = tet hue (13) album_CE5D923D_D74A_468F_41DC_73CC481F61F4_6.label = tet hue (15) album_CE5D923D_D74A_468F_41DC_73CC481F61F4_7.label = tet hue (33) album_CE5D923D_D74A_468F_41DC_73CC481F61F4_8.label = tet hue (37) album_CE5D923D_D74A_468F_41DC_73CC481F61F4_9.label = tet hue (46) album_CE80DEEA_D74A_3FB5_41DC_67C768CA0040.label = 12-Đảo của dân ngụ cư (2017) album_CE80DEEA_D74A_3FB5_41DC_67C768CA0040_0.label = 1 album_CE80DEEA_D74A_3FB5_41DC_67C768CA0040_1.label = 2 album_CE8F42FE_D6BE_C78B_41B9_EC2455E8E5E9.label = 2 Cô gái trên sông album_CE8F42FE_D6BE_C78B_41B9_EC2455E8E5E9_0.label = CO GAI TREN SONG (1) album_CE8F42FE_D6BE_C78B_41B9_EC2455E8E5E9_1.label = CO GAI TREN SONG (2) album_CE8F42FE_D6BE_C78B_41B9_EC2455E8E5E9_2.label = CO GAI TREN SONG (3) album_CE8F42FE_D6BE_C78B_41B9_EC2455E8E5E9_3.label = CO GAI TREN SONG (4) album_CE8F42FE_D6BE_C78B_41B9_EC2455E8E5E9_4.label = CO GAI TREN SONG (5) album_CE8F42FE_D6BE_C78B_41B9_EC2455E8E5E9_5.label = CO GAI TREN SONG (6) album_CE8F42FE_D6BE_C78B_41B9_EC2455E8E5E9_6.label = CO GAI TREN SONG (7) album_CFCB8810_D6B7_C296_41D6_4C05DC1095AC.label = 10-Nhìn ra biển cả (2009) album_CFCB8810_D6B7_C296_41D6_4C05DC1095AC_0.label = Nhin ra bien ca (59) album_CFCB8810_D6B7_C296_41D6_4C05DC1095AC_1.label = NHIN RA BIEN CA 1 album_CFCB8810_D6B7_C296_41D6_4C05DC1095AC_2.label = NHIN RA BIEN CA 4 album_CFCB8810_D6B7_C296_41D6_4C05DC1095AC_3.label = NHIN RA BIEN CA 7 album_CFCB8810_D6B7_C296_41D6_4C05DC1095AC_4.label = NHIN RA BIEN CA 8 album_CFCB8810_D6B7_C296_41D6_4C05DC1095AC_5.label = NHIN RA BIEN CA 11 album_CFCB8810_D6B7_C296_41D6_4C05DC1095AC_6.label = NHIN RA BIEN CA 12 album_CFCB8810_D6B7_C296_41D6_4C05DC1095AC_7.label = NHIN RA BIEN CA 13 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF.label = Photo Album a1 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_0.label = a1 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_1.label = a2 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_10.label = a11 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_11.label = a12 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_12.label = a13 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_13.label = a14 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_14.label = a15 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_15.label = a17 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_16.label = a18 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_17.label = a19 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_18.label = a20 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_19.label = a21 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_2.label = a3 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_20.label = a22 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_21.label = a23 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_22.label = a24 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_23.label = a25 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_24.label = a26 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_25.label = a27 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_26.label = a28 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_27.label = a29 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_28.label = a30 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_29.label = a31 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_3.label = a4 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_30.label = a33 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_31.label = a34 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_32.label = a35 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_33.label = a36 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_34.label = a37 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_35.label = a38 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_36.label = a39 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_37.label = b1 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_38.label = b2 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_39.label = b3 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_4.label = a5 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_40.label = b4 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_41.label = b6 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_42.label = b8 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_43.label = b9 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_44.label = b10 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_45.label = b12 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_46.label = b13 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_47.label = b14 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_48.label = b15 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_49.label = b16 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_5.label = a6 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_6.label = a7 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_7.label = a8 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_8.label = a9 album_D9FFDDFA_F8E1_0D51_41E3_F9CDF99BB9DF_9.label = a10 album_F592F23D_D7FE_468E_41DC_6F597CF2C27F.label = 20 GÁI GIÀ LẮM CHIÊU 5 album_F592F23D_D7FE_468E_41DC_6F597CF2C27F_0.label = 4 album_F592F23D_D7FE_468E_41DC_6F597CF2C27F_1.label = 8 album_F592F23D_D7FE_468E_41DC_6F597CF2C27F_2.label = 15 album_F592F23D_D7FE_468E_41DC_6F597CF2C27F_3.label = Văn Thánh Huế_1 album_F592F23D_D7FE_468E_41DC_6F597CF2C27F_4.label = Văn Thánh Huế_2 album_FF8F0FDB_D769_21B3_41E5_6FBD290FAC82.label = Photo Album 01 A album_FF8F0FDB_D769_21B3_41E5_6FBD290FAC82_0.label = 01 A album_FF8F0FDB_D769_21B3_41E5_6FBD290FAC82_1.label = 01 B album_FF8F0FDB_D769_21B3_41E5_6FBD290FAC82_2.label = 01 GIOI THIEU CHUNG album_FF8F0FDB_D769_21B3_41E5_6FBD290FAC82_3.label = PSK 4,8 X 2,5m map_F4621733_FB2C_9EBE_41DF_4A752C84A6DD.label = ThumbNail panorama_1E1FF6AB_08A8_7E82_417F_707F8F93C025.label = TRƯNG BÀY-TTH TRONG PHIM panorama_1E424767_08A8_3F82_41A8_7E832ECC4270.label = TRƯNG BÀY-TTH TRONG PHIM panorama_1E6997A4_08A8_1E86_4199_9FA182769DDB.label = TRƯNG BÀY-TTH TRONG PHIM panorama_1E7573F4_08A8_F685_4182_A09647EB0D36.label = TRƯNG BÀY-TTH TRONG PHIM panorama_1E7D4992_08A8_3282_41A7_57D0F47E00D7.label = TRƯNG BÀY-TTH TRONG PHIM panorama_1F286E07_08AB_F182_4190_4AC74B30C8CC.label = TRƯNG BÀY-TTH TRONG PHIM panorama_1FA41AAB_08A8_3682_4190_23AD8368CE63.label = NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH TIÊU BIỂU TTH panorama_21AFD7B5_2E59_040F_41C3_13E1329FD51E.label = TIỀN SẢNH panorama_46AA1943_29B7_CFDA_41BC_868C194D780C.label = PHÒNG CHIẾU PHIM panorama_576E5DA5_1E2F_593B_41B9_1AB5D642D6E3.label = TRƯNG BÀY-TTH TRONG PHIM panorama_98F85EAD_DB5A_7F8F_41E0_5A1918F0DC72.label = OVERVIEW panorama_9B294E3C_DB5A_3E8D_41E2_D587EB3FBC8F.label = OVERVIEW panorama_9B75B77B_DB5A_4E8B_41E2_4CAE7ACD31AE.label = TOÀN CẢNH panorama_C2446C3C_CECE_8497_41BF_03369A86D0D6.label = Cầu Bán Nguyệt panorama_C5E37423_CED1_84B2_41BF_3D4D661E90D8.label = Biển Hải Dương panorama_C5E3974E_CED1_84F3_41E9_588A5BB21520.label = Làng cổ Phước Tích panorama_C5E3CBBF_CED1_8392_41E0_E9E3173D3F19.label = Lăng Tự Đức panorama_C5E40585_CED1_8476_41D7_6942ECDE6B23.label = Biển Lăng Cô panorama_C5E40ED5_CED1_8596_41C4_573CDB0D541B.label = Lăng Khải Định panorama_C5E43AB2_CED1_8D93_41D8_C0A4C024609F.label = Sông Hương panorama_C5E4CF32_CED1_8492_41DF_3C00486C6223.label = Phá Tam Giang panorama_C5FC154B_CECE_84F2_41C1_FD6BE6DE6E52.label = Cầu Trường Tiền panorama_C5FC60CA_CECE_BDF3_41DE_6F9BCE5E9401.label = Chùa Thiên Mụ panorama_C5FC8D55_CECE_8496_4154_295AAE73D7B2.label = Đại Nội panorama_C5FCD910_CECE_8C6F_41B4_7EAA22C78DE0.label = Đầm Lập An panorama_E4866343_FAE3_E24F_41D7_BAC6D6F5FBAD.label = TOÀN CẢNH panorama_E5273E33_FAE0_25CF_41E4_CB8C141A243C.label = TRƯNG BÀY NÉT HUẾ panorama_E5DF0C30_FAE0_25C9_41E4_CB60317F226C.label = TRƯNG BÀY-TTH TRONG PHIM panorama_E7743E7C_FAE0_6238_41C7_F26FDCEC0C3A.label = TỔNG QUAN video_3E5EBB95_2E5B_0C0F_419E_D8536010FB1E.label = PSK 4,8 X 2,5m video_9A832523_DB4A_42BB_41E1_06ACA3AA4E92.label = gtc video_E148D336_DAA3_A7F1_41E0_52B1BBF5969E.label = GT phim doi cat HD video_E2360414_DAA3_A1B2_41E6_07C15CCF611A.label = GTPHIM Co gai tren song video_E237738C_DAA3_E692_41B7_5603A9C870CB.label = video huế video_E237CC67_DAA3_A19E_41E7_0CEE6E516FCB.label = trinh và em video_E37CEE48_DA9C_A192_41D0_75F0C9836F35.label = CO GAI TREN SONG.mp4_2 minute video_EA87C1F4_FA61_FE48_41BD_1BD1BBCF9A6B.label = ledinhan video_EA9CD154_FA60_3E49_41EA_D630F91B149B.label = a1 video_EAA84297_FA60_62F7_41E0_4CA072EA8555.label = le mong hoang video_EAAA82F9_FA60_223B_41E8_55BC4FA8BA41.label = mailoc video_EAAC6BE5_FA60_624B_41CA_F9738BA7500D.label = nguyen vinh son video_EAAFFC3E_FA60_E639_41E8_725B52F66BE0.label = dang nhat minh 2 video_EAB07641_FA60_E24B_41DA_A90588A332F2.label = nhathien video_EAC0A1FE_FA60_DE38_41D9_2143DA265D65.label = ha bac video_EAC1934E_FA60_6259_41EC_50255A3E800F.label = quoc tri 2 video_EAC256A1_FA60_22CB_41B8_24784DBC1B32.label = huythanh video_EADA3E3B_FA60_223F_41C7_FD5BA790F460.label = quoc dung video_EDAFBC85_D7BA_C27E_41E5_00C6FBA2025F.label = NTXH_OFFICIAL TRAILER video_F1C6B522_D768_E692_41A8_86C73039D48E.label = 01 GIOI THIEU CHUNG video_F1C6FD4D_D768_E696_41D2_F619A9E3771A.label = gop video_F1FB2F1E_D768_E2B2_41D7_E33A0E7438D2.label = 01 B video_FCCA97BD_D768_E1F6_41C9_B7CD8CA27712.label = 01 A ## Hotspot ### URL overlay_46ABC943_29B7_CFDA_41A2_4E2BDAEAC1F8.url = https://3dbooth.egal.vn/demo/film/index.html